Sữa óc chó - Nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất

Sữa hạt bắt đầu được phổ biến rộng rãi từ năm 2010, khi mà con người bắt đầu quan tâm đến thực dưỡng hơn. Chế độ ăn uống theo thực dưỡng yêu cầu kiểm soát chất lượng của những thứ nạp vào cơ thể sao cho lành mạnh và cân bằng nhất. Nếu bạn chưa từng nghe đến thực dưỡng hoặc muốn tìm hiểu thêm về nó thì hãy đọc bài viết về chế độ thực dưỡng của Lê nhé. Cộng với việc sữa động vật được nghiên cứu ra là có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng về lâu dài (nhưng vẫn không phủ nhận được nhiều ưu điểm của sữa động vật đó là giàu dinh dưỡng). Những loại sữa hạt được ưa chuộng nhất hiện nay trong các group làm sữa hạt có thể kể đến sữa hạt điều (được yêu thích bởi ngon và béo), sữa hạnh nhân (cực giàu vitamin E), và sữa óc chó. Cùng với Lê tìm hiểu về sữa óc chó và nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của nó nhé.
 

Mục lục


HẠT ÓC CHÓ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?


Với những ai đã quen với việc làm sữa hạt thì chắc hẳn không xa lạ với hạt óc chó rồi. Nhưng Lê vẫn xin phép được giới thiệu qua về loại hạt này, đến những bạn bè gần xa chưa từng nhìn thấy quả óc chó. Để mọi người biết thêm về nó và có cái nhìn đúng đắn khi chọn mua hàng. 

Trước tiên nói về cây óc chó nha, cây óc chó cùng họ với hồ đào, sinh trưởng ở rất nhiều nơi trên thế giới, bao gồm phần nhiều ở Trung Quốc, Châu Âu, Anh, Mỹ và có cả ở Việt Nam. Tuy cần đến khí hậu đặc thù để sinh trưởng, nhưng nhờ nguồn dinh dưỡng phong phú của nó mà nhiều nơi rất muốn du nhập loại cây này để trồng ở và nhân giống tại chính quốc gia của mình. Đó chính là lí do mà cây óc chó được đi du lịch nhiều nơi và đặt chân tại nhiều quốc gia rộng lớn. Cho nên khi bạn mua hàng, có thể thấy óc chó có nhiều nguồn gốc nào là óc chó Trung Quốc, óc chó Việt Nam hay óc chó Mỹ…

Có hai loài cây Óc chó phổ biến trên thế giới: Đó là Óc chó ‘English’ và Óc chó ‘Black’. Óc chó ‘English’ là cây bản địa châu Á, được phân bố tự nhiên từ châu Âu đến Tây Nam Trung Quốc. Còn quả Óc chó ‘Black’ đến từ Bắc Mỹ. Óc chó ‘English’ có vỏ hạt mềm hơn và có thể bóc dễ dàng hơn do đó được sản xuất và phát triển trong thương mại nhiều hơn so với ‘Black’. Đây là lí do mà óc chó Mỹ khá được ưa chuộng, bạn muốn mua óc chó Mỹ có thể mua tại https://hatdieu.org/hat-oc-cho-my-500gr-140k, Lê nhập trực tiếp với bác sĩ Michael ở Mỹ nên có thể yên tâm về nguồn gốc ạ. 

Hạt óc chó là hạt của cây óc chó, quả xanh có hình tròn nhỏ, to hơn quả chanh ta một chút. Hạt óc chó được bao ở bên trong lớp vỏ này, khi tách vỏ ra thì ta thu được hạt óc chó. Bạn cần phân biệt hạt óc chó với nhân óc chó. Nhân óc chó lại còn ở bên trong của hạt óc chó cơ. Bạn có thể xem hình ảnh để biết thêm về nhân và hạt óc chó. Nhân óc chó có hình dạng như bộ não (óc), khi tách vỏ hạt rất cứng ra thì ta thu được nhân óc chó. Phần nhân óc chó này mới là phần chứa dinh dưỡng chứ vỏ hạt thì không dùng để làm gì đâu ạ.
 

Cây xanh - quả - hạt và nhân óc chó

Bên lề về óc chó:
  • Không bao giờ nên trồng hoa hoặc rau gần cây óc chó vì chúng tiết ra chất hóa học vào trong đất xung quanh gây ngăn cản đến sự phát triển của thảm thực vật quanh đó.
  • Quả óc chó có thể được làm kẹo, ngâm chua, làm thành bơ hạt, kết hợp với các món nướng hoặc được sử dụng làm nguyên liệu chính trong các món ăn như món hầm Iran, bánh trung thu hoặc bánh nướng quả óc chó
  • Trong y học dân gian, quả óc chó là một trong 38 nguyên liệu được sử dụng để điều chế các bài thuốc dân gian được cho là có tác dụng tăng cường miễn dịch.
  • Vỏ quả óc chó cũng không hề vô dụng mà đã từng được sử dụng để làm các loại mực viết khác nhau và vẽ tranh, cũng như thuốc nhuộm cho vải và tóc.
 

SỮA ÓC CHÓ LÀ GÌ?


Sữa óc chó là loại đồ uống được làm từ nhân óc chó. Sở dĩ người ta làm sữa óc chó thay vì ăn trực tiếp là để tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ hạt óc chó sao cho dễ tiêu thụ và dễ ăn nhất. Nếu những ai đã từng ăn óc chó (đặc biệt các mẹ bầu là đối tượng rất hay được khuyên ăn óc chó để tốt cho sự phát triển của thai nhi đó ạ), thì sẽ thấy là loại hạt này cực kì không dễ ăn. Khi xay ra làm sữa rồi thì quả thực là Lê cũng phải nói với các bạn nó khó uống ra phết. Vẫn biết là hiếm có cái gì tốt mà ngon ạ, cho nên vì tương lai của con em chúng ta, vì sức khỏe bản thân chúng ta thì vẫn phải cố gắng nạp dinh dưỡng đầy đủ và đúng đắn nhất thôi ạ. 

Nhắc đến chuyện này Lê lại nhớ hồi mang bầu bé con xinh xinh nhà Lê, người thân có mua sữa bầu cho uống, Lê uống một vài lần cho cố mà sau tởn đến già luôn. Thực sự béo và ngán lắm luôn, Lê biết là nó tốt cho thời kì này nhưng mà thực sự là không hợp khẩu vị quá thể. Cho nên sau đó Lê nghiên cứu và thay thế dinh dưỡng từ các loại thực phẩm thiên nhiên, chính là các loại hạt đó ạ. Lê thay thế sữa bầu thành sữa hạt, nhờ sự bổ sung dinh dưỡng đầy đủ (tất nhiên là mix nhiều hạt với nhau chứ Lê cũng không uống đi uống lại 1 loại hạt đâu) mà bé cưng nhà Lê, trộm vía là khỏe mạnh và đáng yêu lắm (^^).

Sữa óc chó được làm từ nhân óc chó, cho nên nó kế thừa các ưu điểm của loại hạt này, nhưng được ưa thích hơn, nhờ các chất xơ đã được xay nhuyễn và mịn cho nên dễ hấp thụ hơn so với hạt óc chó nguyên gốc.
 


TÁC DỤNG CỦA SỮA ÓC CHÓ


Sữa óc chó là chắt lọc tinh túy nhất của quả óc chó, mang đầy đủ tác dụng dinh dưỡng của hạt óc chó, bao gồm:


1. Sữa hạt óc chó nguyên chất chứa ít carbs.


Sữa óc chó nguyên chất không cho thêm đường hay phụ liệu có chứa nhiều chất béo có lợi, lượng protein cao nhưng lại ít carbs. Đây là loại hạt thích hợp cho chế độ thực dưỡng low carbs, dành cho bạn nào đang trong chế độ ăn kiêng lành mạnh và eat clean. Ngoài ra ưu điểm này khiến cho lượng đường trong máu ổn định hơn rất thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, ổn định huyết áp.


2. Giàu chất chống oxy hóa.


Quả óc chó đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa, thậm chí còn cao hơn bất kì loại hạt thông thường nào khác. Các hoạt chất thực vật này bao gồm: ellagitannin và tocopherols, và các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta đã được tìm thấy để chuyển đổi ellagitannin thành các hợp chất được gọi là urolithin, một phân tử mang lại sự trẻ hóa và bảo vệ cơ thể, chống lại viêm nhiễm.

Trong một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chất chống oxy hóa của quả óc chó đối với tác nhân stress sau bữa ăn. Nội dung nghiên cứu này là bổ sung vào bữa ăn của người lớn một lượng hạt óc chó nhất định hoặc các thành phần tinh chế. Sau đó người ta tiến hành xét nghiệm máu sau bữa ăn cho thấy chỉ ở những người có ăn hạt óc chó chỉ những người có ăn hạt óc chó thì mới có những hoạt chất giúp chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể.


3. Là một nguồn cung cấp axit béo thiết yếu tuyệt vời


Quả óc chó chủ yếu bao gồm các axit béo không bão hòa đa (chiếm 72% tổng chất béo), đặc biệt là axit alpha-linolenic (ALA) (14%) và axit linoleic (58%)
Về lợi ích của ALA, các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng mỗi gam ALA bạn ăn mỗi ngày có thể giúp giảm 10% nguy cơ tử vong vì bệnh tim, quả thực là một lợi ích siêu tốt của quả óc chó.
ALA cũng được tìm thấy là chất bảo vệ thần kinh, do đó, đối với người lớn tuổi thì ăn, uống thực phẩm chế biến từ quả óc chó giúp cải thiện nhận thức, tăng cường trí nhớ.


4. Cũng là một nguồn chất xơ tốt


Một ounce quả óc chó có 2g chất xơ, chất xơ đã được chứng minh là giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng.
Một nghiên cứu trên khoảng 200 người trưởng thành tiêu thụ 1,5 ounce quả óc chó mỗi ngày trong 2 tháng cho thấy họ có sự gia tăng đáng kể các vi khuẩn có lợi, cụ thể là vi khuẩn bifidus.


5. Giúp giảm cân.


Về tác dụng giảm cân của hạt óc chó, trong một nghiên cứu trên 10 người mắc bệnh béo phì. Khi cho họ uống một ly sữa được chế biến từ 1,75 ounce (48 gram) quả óc chó mỗi ngày trong vòng 5 ngày sẽ khiến họ giảm cảm giác thèm ăn và đói. So sánh này được đo lường với các loại đồ uống giả dược có chất lượng dinh dưỡng đa lượng và lượng calo tương đương.
 

Tóm lại:

Sữa óc chó giúp bổ sung protein, tăng cường năng lượng và cải thiện chức năng não bộ. Cải thiện sự thèm ăn, giảm cảm giác đói. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức khỏe sinh sản, đặc biệt là ở nam giới. Sữa óc chó giúp cải thiện lượng đường trong máu, là nguồn thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường loại 2. Không chỉ vậy, những người có sức khỏe đường ruột kém cũng thích hợp dùng sữa óc chó. Nó còn giúp hạ cholesterol xấu, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và  một số loại ung thư như ung thư vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng.

Đối với tác dụng làm đẹp, sữa óc chó giúp chống lão hóa, giúp mọc tóc nhanh và giảm cân.


CÁCH LÀM SỮA ÓC CHÓ TẠI NHÀ.


Sữa óc chó cũng giống như những loại sữa hạt khác, rất dễ làm, dễ mix cùng các nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên bởi vì sữa óc chó có vị khá khó uống, cho nên Lê thường khuyên bạn hãy thử uống 1 lần, nếu thấy không hợp khẩu vị hãy mix cũng các hạt khác như hạt điều, hạt hạnh nhân hay hạt dẻ cho dễ uống hơn nha.

Trong khuôn khổ bài viết này, Lê trước tiên sẽ giới thiệu cách làm sữa óc chó nguyên chất, bạn muốn mix cùng các vị khác thì có thể xem ở phần dưới đây nhé.


1. Sữa óc chó nguyên chất.


Chuẩn bị:
  • 100g nhân óc chó.
  • 1200ml nước lọc (dùng nước khoáng hoặc nước lọc sạch)
  • 1 nhúm muối hồng.
  • Nếu muốn uống ngọt thì bạn dùng đường phèn hoặc sữa đặc , hoặc mật ong tùy ý. Tuy nhiên đừng dùng chà là , vì chà là thường làm cho mẻ sữa bị vón cục lợn cợn.

Cách làm:

- Các bạn luộc sơ  nhân óc chó trong vòng 2 phút. 

Lưu ý: Nhân óc chó có 1 mùi hăng như hôi dầu rất đặc trưng, mùi này là mùi tự nhiên của nhân quả óc chó, vì lớp vỏ mỏng của nó chứa dồi dào omega 3 và DHA ở lớp ngoài, đó là nguyên nhân chính cho óc chó có mùi rất nồng, tùy theo giống óc chó mà độ nồng sẽ khác nhau.  Nhưng Lê học được bí quyết khử đi mùi nồng của nhân óc chó từ các công ty làm bánh kẹo nổi tiếng ở nước ngoài, và từ các đầu bếp chuyên nghiệp. Đó là chỉ cần luộc nhân óc chó sôi trong 2 phút, mùi hăng sẽ biến mất và được 1 mẻ sữa thơm phứt, dễ uống.

Sau khi luộc nhân óc chó thì ngâm trong vòng 2-4 tiếng trong tủ lạnh.  Nhớ thay nước thường xuyên để loại bỏ các axit còn sót lại trong hạt, và cũng để hạt bớt nhớt .


Tất cả các hạt, khi ngâm thì phải ngâm trong môi trường tủ lạnh, để hạt không bị nhiễm khuẩn, và nhớ thay nước thường xuyên cho nó. Đây tất cả đều là lời khuyên của các chuyên gia chế biến thực phẩm khuyên, chúng ta làm đúng thực phẩm không những an toàn mà còn ngon, lại bảo quản lâu nữa.

Sau khi ngâm chúng ta đem rửa sạch dưới nước để ráo.

Chuẩn bị máy xay sinh tố mạnh, các bạn cho nhân óc chó vào, cho óc chó, 1 chúm muối và đường vào. Xay nhuyễn thật nhuyễn. Tới đây đã được 1 mẻ sữa thơm ngon rồi. Có một số bạn muốn lọc sữa để cho sữa dễ uống hơn thì càng tốt. 
 


Làm sữa hạt thì nên nấu sữa hoặc xay sữa bằng nước từ 60-90 độ. Mục đích của sử dụng nước sôi 90 độ là sau khi xay xong, lọc vỏ xác thì có thể uống liền được luôn, không cần phải nấu lại. Nếu nấu sôi lại, sữa rất dễ bị kết tủa. Với lại nhiệt độ để làm sữa là dưới 90 độ C sẽ ra mẻ sữa hoàn hảo nhất, nếu hơn 100 độ thì sữa rất nhanh hỏng .

Nếu các bạn làm bằng máy làm sữa, thì cứ cho hạt vào, đổ nước ấm 60-90 độ vào đó, bấm chế độ không nấu là xong. Quá đơn giản phải không nào.
 


2. Sữa óc chó mix vị.


Hạt óc chó bạn có thể kết hợp với những nguyên liệu khác để tạo thành món sữa óc chó mix vị thơm ngon hơn, bổ sung dinh dưỡng đa dạng. Bạn có thể kết hợp óc chó với các loại hạt như hạt điều, đậu đỏ, mè đen, hạnh nhân...hay các loại rau củ như bí ngô, ngô, cần tây (mặc dù cái này hơi khó uống tí) nhưng nó thực sự tốt cho sức khỏe đó ạ.

Mix cùng với hạt: Đậu gà, đỗ đen, đậu đỏ, hạt điều, hạt sen….

Nguyên liệu: 
  • Óc chó: 50g
  • Hạt khác: 50g
  • Nước: 1200ml
  • Muối hồng: 1 nhúm
  • Đường phèn, chà là: Tùy nhu cầu

Cách làm: tương tự như cách làm sữa óc chó nguyên chất. Tuy nhiên, khi làm mix hạt thì bạn cần chú ý đến thời gian ngâm của các loại hạt là khác nhau. Ví dụ hạt điều cần ngâm trong 2h trong tủ lạnh, không cần ngâm cũng được vì loại hạt này khá dễ chịu trong cách làm sữa, hạnh nhân ngâm tối thiểu 8h, đậu đỏ ngâm 8h. Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp thì bạn cho vào xay cùng với óc chó, hoặc dùng chế độ sữa không nấu của máy làm sữa nhé. Thời gian ngâm hạt bạn xem và tham khảo theo bảng dưới đây:
 

Thời gian ngâm hạt (tham khảo - có thể thay thế bằng chế độ hấp hạt tùy thuộc). Nguồn: trên ảnh

Mix cùng với rau củ: Rau cần tây, bó xôi, bí đỏ, khoai lang…

Nguyên liệu:
  • Óc chó: 50g
  • Rau củ: 50g - 100g (Tùy khẩu vị)
  • Nước lọc: 1200ml.
  • Muối hồng: 1 nhúm
  • Đường, quả ngọt.

Cách làm:

Rau củ rửa sạch, cắt khúc hoặc thái khúc. Cho vào xay cùng với óc chó và muối hồng. Sau khi xay nhuyễn thì lọc bỏ bớt bã thu được thành phẩm sữa mịn, lỏng, đầy chất dinh dưỡng. Các loại củ có thể hấp sơ lên, ví dụ như bí đỏ hoặc khoai lang, rau thì chần sơ cho sạch vi sinh vật.


LƯU Ý KHI UỐNG VÀ LÀM SỮA ÓC CHÓ.


Óc chó là một loại hạt mang tính axit, nó có độ PH là 5.5, có thể nói là mang tính axit nhẹ. Nếu để so sánh với một số loại quả mang tính axit quen thuộc thì có thể so sánh với cam (độ PH = từ 3.69–4.34), hoặc chanh (PH từ 2.00–2.80). 

Những loại thực phẩm mang tính axit có ưu điểm là giúp tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi, khó tiêu. Nhưng nhược điểm đó là có khả năng làm mất cân bằng tính axit và kiềm trong cơ thể (thực chất không riêng gì thực phẩm chứa axit mà thực phẩm mang tính kiềm cũng có cái hại như vậy, tuy nhiên thực phẩm mang tính kiềm thì lành hơn). Theo một số giả thuyết, các loại thực phẩm mang tính axit có thể làm cho nồng độ pH trong máu bị giảm xuống, gây ra sự tích tụ axit. Để cân bằng, cơ thể sẽ lọc các khoáng chất kiềm, đặc biệt là canxi để cân bằng lại nồng độ PH trong cơ thể. Bạn muốn biết về tính axit và kiềm có trong thực phẩm, có thể đọc bài viết này của Lê nhé, đặc biệt là bạn nào quan tâm đến thực dưỡng: Tính axit và kiềm có trong thực phẩm

Những người ủng hộ cho giả thuyết này đã cho rằng, việc tiêu thụ thực phẩm tính axit thường xuyên và lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mất khoáng xương và gây ra bệnh loãng xương. Nhưng theo Lê thì không có gì là tuyệt đối, bởi vì thậm chí những thực phẩm mang tính axit như chanh, khi chuyển hóa vào cơ thể lại mang tính kiềm. Chúng ta khó có thể biết rằng tất cả thực phẩm khi nạp vào trong cơ thể của mình nó mang tính chất như thế nào. Do vậy, chỉ có thể chú trọng từ khâu chuẩn bị, sao cho nồng độ PH của thực phẩm được cân bằng trước khi nạp vào trong người.

Đó là lí do bạn nên sử dụng muối hồng để xay cùng với sữa óc chó (hoặc các loại hạt khác), là để cân bằng nồng độ PH có trong hạt óc chó. Tuy nhiên cần nhớ rằng, óc chó có PH là 5.5, chỉ mang tính axit nhẹ, cho nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Bạn còn được khuyên ăn cam hàng ngày cơ mà, cho nên quan trọng bạn ăn như thế nào, liều lượng ra sao, chứ không phải bạn ăn uống vô tội vạ là được.

Để cân bằng nồng độ PH trong sữa óc chó, bạn có thể xay cùng với các loại rau củ. Rau củ được nghiên cứu rằng mang tính kiềm, do đó nó có thể trung hòa với các loại thực phẩm mang tính axit. Các loại rau củ đó bao gồm mâm xôi, rau cải, cần tây, ngô, củ cải đường (củ cải đường mang vị ngọt nhẹ pha đắng, nếu uống quen cũng thấy hay ho lắm, nó còn có tác dụng với hô hấp nữa).

Tuy nhiên, Lê vẫn phải nhắc lại rằng, không có gì là tuyệt đối, trong ngày bạn có thể nạp vào rất nhiều loại thực phẩm. Sự chuyển hóa của mỗi loại là không giống nhau, cách tốt nhất là bạn nên đi đo nồng độ PH thường xuyên để có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Thực phẩm nào cũng có cái tốt và xấu khác nhau. Không có cái gì tốt hoàn toàn, không có cái gì xấu hoàn toàn (trừ các loại chất cấm). Khi tự làm sữa óc chó tại nhà, bạn có thể kiểm soát được nguồn nguyên liệu, chứ bạn đi mua loại làm sẵn thì một phần là chưa biết họ dùng nguyên liệu có đảm bảo không, hai là sự phối hợp dinh dưỡng có hợp lý không. Phần lớn căn nguyên sâu xa của bệnh tật chính là sự mất cân bằng, sự mất cân bằng này có thể biểu hiện ở nhiều mặt, mất cân bằng axit - kiềm, mất cân bằng của gốc tự do, mất cân bằng dinh dưỡng. Cho nên một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, và đối ngược với nó, chế độ ăn uống bất hợp lý sẽ kéo đến cho bạn vô vàn bệnh tật.

Khi sử dụng sữa óc chó, hãy làm theo đúng hướng dẫn của Lê ở trên, đọc kĩ về bài viết chế độ thực dưỡng của Lê để áp dụng về sau nữa nhé. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.


CÂU HỎI LÊ THƯỜNG GẶP VỀ SỮA ÓC CHÓ

 

1. Óc chó có cần ngâm không.


Có hoặc không, thông thường ngâm hạt để làm mềm và trong quá trình ngâm sẽ giải phóng một số hoạt chất hoặc có lợi hoặc có hại, ví dụ như quá trình ngâm đậu nành giúp làm nảy mầm đó, mầm đậu nành thì tốt nhưng một số loại mầm khác thì không tốt. Óc chó không có mầm, quá trình ngâm thường để giúp hạt mềm. Bạn có thể luộc sơ quả óc chó thì không cần ngâm cũng được, việc luộc óc chó để loại bỏ mùi nồng của óc chó cho sữa đạt độ thơm ngon hơn.

2. Nên làm sữa óc chó nấu hay sống?


Tùy thuộc. Các loại hạt thường được chuyên gia dinh dưỡng nước ngoài xay sống và không nấu. Họ ngâm hạt xong rửa sạch và xay nhuyễn với nước sôi từ 60-90 độ, sau khi xay là đã thu được sữa có thể uống luôn rồi. Tuy vậy, do chế độ dinh dưỡng mỗi vùng khác nhau, nó đã hình thành nên quy luật và sự thích ứng riêng của cơ thể con người. Cũng giống như người Trung, Hàn ăn ớt từ bé và siêu cay đó ạ, họ ăn từ nhỏ đến lớn không sao. Nhưng chúng ta ăn vào thì nguy cơ mắc bệnh dạ dày là siêu cao. Cho nên khi dùng sữa hạt cũng vậy, việc quan trọng nhất là thích ứng của cơ thể, nếu không quen uống sữa hạt sống, bạn có thể gặp 1 số vấn đề kích thích tiêu hóa như đi ngoài. Do vậy, tùy thuộc vào sự thích ứng của cơ thể mà bạn làm sữa cho phù hợp, ban đầu có thể hấp sơ cho chín rồi dần thử các loại sống xem sao.


3. Nên làm sữa óc chó bằng máy làm sữa hay làm truyền thống.


Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau. Làm sữa óc chó bằng máy thì nhanh chóng, tiện lợi, thành phẩm thu được mịn màng, có nhiều chế độ xay, như xay sữa hạt nhanh, sữa không nấu. Còn tự làm sữa bằng máy xay sinh tố sau đó lọc bã thì ưu điểm là điều chỉnh lượng nước dễ dàng (dùng máy làm sữa nhiều khi bị trào), có thể cho đường vào trong quá trình xay tùy ý không sợ hỏng máy, không cần đầu tư máy móc cho chật chội, ai có chế độ sống tối giản thì sẽ thích như vậy hơn, thành phẩm sau lọc dễ uống hơn. 

Cho nên có máy làm sữa thì bạn làm bằng máy, không có thì bạn làm bằng máy xay cũng thoải mái.


4. Có nên cho đường vào sữa óc chó


Thực chất thì không nên, đường là loại thực phẩm mang tính axit, thường không được khuyên tiêu thụ nhiều. Tuy vậy, bạn vẫn có thể dùng những loại tạo ngọt thiên nhiên như đường thốt nốt, đường phèn, hoặc mật ong. Đường vẫn có ưu điểm là cung cấp năng lượng nhanh, trẻ em tiêu thụ đường còn giúp bổ sung năng lượng thích hợp cho quá trình vận động cực kì phấn khích của các bé. Cho nên bổ sung một lượng đường thích hợp vừa giúp sữa ngon hơn, dễ uống hơn mà lại là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời. Cái bạn cần là chọn loại đường ít hại đến cơ thể, đường có nguồn gốc tự nhiên.

Bạn đang ở bài viết về sữa óc chó của Lê, có thể bạn sẽ quan tâm đến tác dụng cụ thể của sữa óc chó dành cho bé, hãy tham khảo các bài viết này nhé.

1. Tại sao các bà mẹ hiện đại ngày nay đều mua hạt óc chó làm sữa óc chó cho con
2. Sữa óc chó có tốt cho bà bầu
3
Cách làm sữa hạnh nhân óc chó cực kì đơn giản tại nhà

Sản phẩm

696,000 đ
646,000 đ