Sữa thực vật - Xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe

Xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe đó là con người chuyển dần các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sang thực vật, bao gồm việc nghiên cứu sản xuất ra các loại thịt nhân tạo, thực phẩm phân tử. Nhưng đó vẫn là chuyện của tương lai, còn hiện tại, mọi người đang bắt đầu từ những thứ đơn giản và quen thuộc nhất, bao gồm một loại thức uống hầu như được tiêu thụ hàng ngày. Đó chính là sữa, thay vì tiêu thụ sữa động vật với nguồn dinh dưỡng phong phú nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, người tiêu dùng chuyển dần sang uống sữa thực vật với những tác dụng đặc trưng và đa dạng. Mọi người hãy cùng Lê tìm hiểu nhé.
 

Nội dung


Sữa thực vật là gì?


Sữa thực vật có mùi vị và màu sắc giống như sữa, nguyên liệu được làm từ thực vật, hiện nay đang được sử dụng thay thế sữa một cách rất phổ biến. Một số loại sữa thực vật phổ biến ở Việt Nam chủ yếu là sữa đậu nành và sữa hạt, ví dụ như sữa hạt điều, sữa dừa, sữa bí đỏ... đặc biệt là sữa đậu nành rất quen thuộc với với tất cả mọi người từ già trẻ, lớn bé, đàn ông hay phụ  nữ.

Các loại sữa thực vật phổ biến ở mỗi quốc gia là khác nhau. Hầu hết các loại sữa thực vật phổ biến ở Châu  u và Hoa Kỳ là sữa thực vật được làm từ các loại hạt, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, sữa hạt phỉ hoặc sữa dừa. Sữa đậu nành đã dần trở nên phổ biến ở Châu  u và Châu Mỹ trong những năm gần đây. Thậm chí, ngay cả các loại nước giải khát mà không phải sữa động vật của Starbucks cũng đã được thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch .


Sữa thực vật có những loại nào?


Các loại sữa thực vật phổ biến hơn cả là sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa yến mạch và sữa dừa . Các loại sữa thực vật khác cũng có thể được lấy từ các loại thực vật sau:

Ngũ cốc: lúa mạch, yến mạch, lúa mì

Đậu/Đỗ: đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu Lupin, đậu Hà Lan

Các loại hạt: hạt điều, quả phỉ, quả óc chó

Ngoài ra còn có: hạt chia, hạt lanh, quinoa, hạt mè đen, hạt hướng dương, hạt gai dầu.

Rau củ: Khoai lang, bí đỏ, ngô...


Các loại sữa thực vật phổ biến hiện nay.


Đối với những người ăn chay thuần chay hoặc những người ăn kiêng đang tìm kiếm các sản phẩm thay thế sữa, thì nhu cầu của họ đối với các sản phẩm sữa có nguồn gốc thực vật đã tăng lên bởi vì chúng có các chất dinh dưỡng tương tự như sữa bò. Dưới đây là sáu sản phẩm thay thế sữa phổ biến.
 

Một số loại sữa thực vật phổ biến hiện nay


1. Sữa đậu nành


Sữa đậu nành có thành phần dinh dưỡng trung bình trong tất cả các loại sữa thực vật, nó có từ 7 đến 12 gam chất đạm và chứa nhiều axit amin gần gũi với cơ thể con người, Có thể xem như sữa đậu nành là loại có hàm lượng chất đạm là cao nhất trong các loại sữa thực vật.

Tác dụng của sữa đậu nành:

Giàu protein, hàm lượng protein là 30% -40%
Giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ độc tố và giảm sản sinh chất béo trong cơ thể.
Giàu lecithin và isoflavone, giúp tăng cường nội tiết tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, isoflavone còn giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Lưu ý:

Sữa đậu nành không thích hợp cho bệnh nhân gút và những người dễ bị đầy bụng, đường tiêu hóa yếu.
Một số người bị dị ứng đậu nành mãn tính cần chú ý khi sử dụng.


2. Sữa gạo


Sữa gạo thường được làm từ các nguyên liệu gạo (gạo lức, gạo nếp..). Với nguyên liệu chính được làm từ gạo và đôi khi được mix thêm đậu phộng, cho nên sữa gạo rất thơm và đặc, có một chút độ dính có thể tăng cảm giác no. Sữa gạo rang là thức uống phổ biến trong các quán ăn sáng, nhưng nó không giống với nguyên liệu là sữa gạo ở Âu Mỹ.

Tác dụng của sữa gạo:

Nó không chứa lactose cho nên nó có thể được tiêu thụ bởi những người không dung nạp lactose.
Giàu carbohydrate, đây là một nguồn calo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Không có cholesterol và chất béo bão hòa.
Không chứa đậu nành và các loại hạt, do vậy đây là thức uống từ sữa thực vật chất lượng cao không gây dị ứng
Gạo lứt là một nguồn cung cấp vitamin B dồi dào

Lưu ý khi sử dụng:

Một số loại sữa gạo có thể sẽ thêm đường cát, dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể như tiểu đường, béo phì.
Sữa gạo mix cùng với đậu phộng thì sẽ được bổ sung nguồn dầu dồi dào có ở đậu phộng, cho nên những ai ăn kiêng thì nên cân nhắc khi uống loại đồ uống này.
Giàu carbohydrate (gạo là một nguồn tinh bột)
Một số loại sữa gạo sẽ cho thêm bơ đậu phộng để tăng hương vị thơm ngon dễ dẫn đến béo phì


3. Sữa hạnh nhân


Sữa hạnh nhân là thức uống sữa làm từ thực vật phổ biến nhất trong thời gian gần đây, mình thấy ở trong group làm sữa hạt hầu như các chị các mẹ nào cũng đã từng uống. Nó có vị tương tự như sữa, là loại sữa thay thế sữa tươi phổ biến ở nước ngoài. Sữa hạnh nhân có vị thơm và mịn, rất ít calo. Đây cũng là một trong những nguyên liệu vô cùng thích hợp cho chế độ ăn kiêng keto. Nó cũng là một sự lựa chọn mới khác cho dành cho những người dị ứng với đậu nành nhưng vẫn muốn uống sữa thực vật.

Tác dụng của sữa hạnh nhân:

Hàm lượng chất béo thấp hơn sữa
Giàu vitamin D, giúp giảm nguy cơ viêm khớp và chống loãng xương hiệu quả
Giàu vitamin E, tăng cường chống oxy hóa và chống lão hóa
Giàu vitamin B (ví dụ: sắt và riboflavin)
Giàu chất béo lành mạnh
Có hàm lượng carbohydrate thấp, giúp iểm soát hiệu quả lượng đường trong máu, 
Thúc đẩy sự phát triển và tái tạo cơ bắp

Lưu ý khi uống sữa hạnh nhân.

Không có loại sữa hạnh nhân nào giàu và đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể, do vậy bạn không thể chỉ sử dụng mỗi hạnh nhân để bổ sung dinh dưỡng.
Những người bị dị ứng với hạt cần chú ý khi làm sữa hạt.
Thiếu khoáng chất và một số vitamin


4. Sữa hạt phỉ 


Nếu bạn đã ăn sô cô la hạt phỉ (chẳng hạn Nutella), bạn sẽ biết rằng vị của nó thực sự rất thơm, và nó thường được sử dụng để rang xay với cà phê.

Sữa hạt phỉ rất giàu vitamin E có tác dụng chống oxy hóa cao, nó có thể thúc đẩy sức khỏe của tóc và da. Nhưng bạn cần lưu ý rằng lượng protein cần thiết cho cơ thể ở hạt phỉ có thể không đủ và lượng calo cao hơn các loại sữa hạt khác nên bạn cần uống điều độ.


5. Sữa yến mạch


4 loại sữa ở trên đây đều là các loại sữa thực vật được làm từ hạt, nhưng nếu như bạn bị dị ứng với các loại hạt hoặc đậu nành, bạn có thể chọn sữa yến mạch. Yến mạch đã có vị ngọt tự nhiên và có nhiều canxi hơn sữa, là sản phẩm hỗ trợ giảm cân thông dụng và quen thuộc. Hơn thế nữa, nó có thể dùng để thay thế bữa sáng.

Đây là nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh, là nguồn chất xơ dễ hấp thụ và thúc đẩy tiêu hóa, chất xơ hòa tan β-glucan có thể làm giảm cholesterol (LDL). Loại cholesterol này có thể gây ra bệnh tim mạch và như thế, việc bổ sung sữa yến mạch vào thực đơn hàng ngày giúp duy trì sức khỏe tim mạch. 

Nhưng lưu ý rằng, những người bị dị ứng với gluten không thích hợp với yến mạch..

Lưu ý đối với sữa yến mạch.

Dị ứng gluten có thể gây ra các phản ứng dị ứng như tiêu chảy và chướng bụng.

Bệnh nhân suy thận mãn tính và đang lọc máu: Hàm lượng phốt pho trong yến mạch cao, ăn quá nhiều yến mạch có thể khiến phốt pho trong máu cao.

Axit phytic và axit oxalic có trong bột yến mạch có thể ức chế sự hấp thụ sắt và canxi. Những người ăn chay hoặc thiếu canxi nên tránh ăn yến mạch với các loại thực phẩm có sắt và canxi.

Mặc dù là nguồn tinh bột lành mạnh, có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, nhưng hấp thụ một lượng quá nhiều vẫn sẽ khiến lượng đường trong máu dao động, do vậy bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý.


6. Nước cốt dừa (sữa dừa)


Nước cốt dừa cũng là một loại thức uống sữa thực vật ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây, không chỉ giàu chất xơ, vitamin B3, B5, B6, C, E, B1, axit lauric và các chất dinh dưỡng canxi, sắt, magiê, kali và phốt pho chuỗi. Nó có thể tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn và có chức năng chống viêm.

Nếu uống sữa dừa đúng phương pháp còn có thể đạt được hiệu quả giảm cân, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sữa dừa có chứa MCT (medium-chain triglycerides - chất béo trung tính chuỗi trung bình) có thể làm tăng tiêu hao năng lượng, không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn kiêng keto thường khuyến khích thu nạp dầu dừa, đây là loại dầu tốt có thể bổ sung trực tiếp cho cơ thể.

Sữa dừa cũng có thể được coi là vị cứu tinh cho những người ăn chay, dùng để làm món tráng miệng. 

Nhược điểm duy nhất của sữa dừa là rất nhiều calo, cho nên nếu bạn uống sữa dừa thì không nên ăn carbohydrate, vì nạp quá nhiều calo sẽ dẫn đến béo phì.

7. Sữa hạt điều


Sữa hạt điều là một trong những vị sữa ngon và được đánh giá rất cao bởi nó rất dễ làm và không để lại cặn, bã nhiều. Khi làm sữa hạt điều hầu như mọi người không cần phải lọc do đó giữ lại được hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng khá cao. Cũng giống như các loại hạt khác, sữa hạt điều có nhiều tác dụng bổ ích cho cơ thể, nó mang chất béo bão hòa đơn và đa, có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm thiểu cholesterol cho cơ thể. 

Hạt điều cũng có thể mix dễ dàng với các loại rau củ, thực phẩm khác như bí đỏ, khoai lang, ngô để tạo ra một món ăn dinh dưỡng rất thích hợp cho trẻ nhỏ và bà bầu.


Sữa thực vật có đủ protein không? Nó thực sự có thể thay thế sữa?


Sữa thực vật so với sữa bò:

Câu hỏi này thực sự gây ra rất nhiều tranh cãi. Khi so sánh hai loại này với nhau, mỗi thứ đều có ưu điểm riêng và không thể nói cái nào tốt hơn. Giống như trước đây, nói đến chọn bia thì phải chọn loại bia thật, vì mọi người thường không cảm nhận được hương vị của bia không cồn hiện đang dùng để thay thế bia thật do các yếu tố sức khỏe, hoặc các vấn đề về an toàn như lái xe khi say rượu.

Trước đây, sữa nguồn gốc thực vật không phổ biến, 10 năm trước, những người uống sữa nguồn gốc thực vật vẫn thuộc nhóm yếu thế như không dung nạp đường lactose hoặc người ăn chay .

Bây giờ là do các yếu tố khác nhau, mọi người đang dần thay đổi từ sữa động vật sang sữa thực vật trong thói quen tiêu dùng hàng ngày. Ăn uống lành mạnh là một quá trình lựa chọn và cân nhắc kĩ lưỡng của bạn. Bạn cần cân nhắc và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho phù hợp vì bạn biết lý do tại sao bạn chọn ăn uống một thứ nào đó, hoặc thay đổi từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.
 

Bạn có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng từ sữa thực vật

Tại sao bạn lại uống sữa? Trước đây, tác dụng trực tiếp nhất của việc này là để bổ sung canxi và protein. Protein động vật của sữa có thành phần tương đối hoàn chỉnh, quả thực rất lý tưởng cho sự hấp thụ của con người.

Tuy nhiên, sữa động vật chứa nhiều thành phần dễ gây dị ứng cho cơ thể người hơn, hàm lượng đường lactose cũng cao hơn, và nạp quá nhiều đạm động vật dễ gây gánh nặng cho gan, thận. Nó sẽ làm tăng đào thải canxi, tăng nguy cơ loãng xương ở cơ thể. Uống sữa bò là rất tốt, nhưng nó sẽ gây ra phản ứng phụ không mong muốn, do vậy bạn không nên nạp vào cơ thể hoàn toàn là sữa bò.

Ngoài đậu nành chứa “chất đạm thực vật tuyệt vời”, sữa thực vật còn có canxi, gần giống như sữa về thành phần, tuy nhiên  thành phần của các loại đạm thực vật khác vẫn chưa đầy đủ và cần bổ sung thêm. Có thể nói rằng, so với sữa, nó có nhiều chất xơ hơn, có thể làm giảm cholesterol và giảm dị ứng, và tương đối lành mạnh hơn sữa.

Dù bạn tiêu thụ loại thực phẩm nào đi chăng nữa thì cũng không thể bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng chỉ bằng một loại thực phẩm mà phải là một chế độ ăn đa dạng và nhiều loại thức ăn khác nhau. Sẽ không có vấn đề gì khi chọn A hoặc B, chọn B hoặc A, và Xét về khẩu phần ăn hàng ngày của mình, tôi sẽ không bỏ qua vài ngụm sữa, vì nếu chỉ uống sữa thực vật thì tôi sẽ bị loãng xương mất.


Lợi ích của sữa thực vật là gì?


Hãy nghĩ xem tại sao bạn chọn sữa thực vật để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày? Dưới đây là những tác dụng của sữa thực vật.
 

Sữa thực vật có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe


1. Người không dung nạp lactose có thể uống được


Những người bị dị ứng với sữa sẽ gặp các vấn đề về tiêu chảy, đầy hơi. Theo thống kê, hơn một nửa dân số không dung nạp lactose là ở Đông Nam Á, việc chuyển sang sữa thực vật không có lactose là cứu tinh của chứng không dung nạp lactose.


2. Thực vật  là loại thực phẩm khỏe mạnh, tự nhiên, thuần khiết


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa không tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ, nó chứa không ít calo, chất béo và cholesterol. Xu hướng tiêu dùng ngày nay đang dần ưa chuộng lối sống lành mạnh và người dân sẽ chọn những thực phẩm từ thực vật để mua, nên họ sẵn sàng chuyển sang dùng sữa thực vật tự nhiên hơn là những sản phẩm từ sữa động vật.


3. Bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải carbon


Chúng ta đều biết rằng với sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, ngành chăn nuôi ngày càng trở nên tranh cãi, vì gia súc sẽ thải ra một lượng lớn khí mê-tan và nitơ oxit (ở phân). Đặc biệt là những trận cháy rừng gần đây ở Amazon đã làm giảm lượng tiêu thụ thịt. Sự ảnh hưởng đến khí hậu đã làm dấy lên mối quan tâm và lo ngại lớn đối với thịt, các nhà khoa học đã nghiên cứu để chế ra loại thịt nhân tạo (thực phẩm phân tử) trong tương lai.

Hơn nữa, nguyên liệu "ngũ cốc" để trồng lấy sữa thực vật sẽ tiêu thụ ít tài nguyên hơn so với nuôi bò, và lượng khí thải carbon dioxide trên một kg sữa bò sản xuất ra nhiều hơn sữa đậu nành 6,74 lần.


4. Cải thiện các vấn đề về da và bệnh chàm


Sữa rất giàu protein, nhưng do cấu trúc protein đặc biệt nên nó là nguồn thực phẩm gây dị ứng cho một số người. Phản ứng quá mức trong hệ thống miễn dịch có thể dễ dàng gây ra các bệnh như bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mụn trứng cá, mày đay, và những  phản ứng dị ứng như viêm amidan.

Một người bạn của tôi hầu như ngày nào cũng uống latte, sau khi biết sữa có thể là chất gây dị ứng cho cơ thể (cụ thể là từ lactostin), bạn ấy đã bỏ sữa và chuyển dần sang uống sữa thực vật, và tình trạng da của cô ấy bắt đầu cải thiện. Da giảm hẳn các vấn đề như mụn trứng cá và mụn trứng cá. Nhưng nhiều người dường như không biết rằng họ bị dị ứng với protein trong sữa. Khi bạn gặp vấn đề về da dẻ, bạn nên đến bệnh viện lớn để kiểm tra nguồn gốc dị ứng của mình, biết đâu việc đơn giản là chuyển đổi từ sữa động vật sang sữa thực vật thôi cũng sẽ cứu giúp làn da của bạn.


Sữa thực vật không đường.


Mọi người tìm đến sữa thực vật phần lớn là để bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể bên cạnh sữa tươi. Với mục tiêu ăn uống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hơn, và cũng góp phần bảo vệ môi trường hơn. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thì nên chọn các loại sữa thực vật không đường thì sẽ tốt hơn.

Phần lớn các loại sữa thực vật trên thị trường đang được bày bán được cho rất nhiều đường, hoặc thêm các hương vị khác nhằm tăng cường khẩu vị cho người tiêu dùng. Ví dụ như các loại sữa đậu nành hay óc chó trong siêu thị, cho dù bạn đã chọn loại ít đường thì nó cũng vô cùng ngọt. Nếu có thể, bạn hãy tập làm quen với vị sữa thực vật không đường để cảm nhận được hương vị sữa nguyên bản, bạn sẽ thấy rằng mỗi loại thực vật khi làm sữa sẽ có hương vị đặc trưng riêng và khá dễ uống. Có những loại thực vật có hương vị ngọt tự nhiên ví dụ như hạt sen, bí đỏ hay ngô ngọt. Khi làm sữa thì bạn cũng có thể cho thêm các loại quả ngọt tự nhiên vào để tăng cường hương vị.

Sữa thực vật không đường hầu như không được bày bán trên thị trường, do vậy, để chăm sóc sức khỏe thì bạn hãy tự làm sữa tại nhà nhé.

Phần kết luận:

Trong tương lai, phương pháp ẩm thực phân tử sẽ ngày càng thay thế chế độ ăn dựa trên động vật, nhưng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc hương vị thức ăn và không gây đau đớn cho động vật, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai.

Tuy nhiên, khi chọn sữa thực vật được bán sẵn, một số loại này có thể sẽ thêm quá nhiều chất phụ gia để tăng hương vị hoặc nguồn dinh dưỡng trong đó không đủ để cung cấp cho cơ thể, bạn nhớ chú ý đến thành phần dinh dưỡng trên bao bì bên ngoài và xem có quá nhiều chất phụ gia trên nhãn hay không.

Tự làm sữa thực vật rất đơn giản, Lê khuyên mọi người hãy tự làm sữa tại nhà để thưởng thức cho an toàn nhé.
 

Thông tin gửi thêm các bạn:

- Facebook của HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ: https://www.facebook.com/lesgarden.vn/

- Kết bạn và tìm hiểu thêm về Lê tại đây: https://hatdieu.org/ve-lelien-he/
 


 

Sản phẩm

696,000 đ
646,000 đ