Khi nào có thể cho bé ăn hạt dinh dưỡng

Các loại hạt dinh dưỡng đang là giải pháp thay thế hàng đầu hiện nay để giúp bổ sung năng lượng sạch và an toàn. Không chỉ vậy, các loại hạt còn là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cực kỳ cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể và trí não của trẻ.

Vì thế, chắc hẳn nhiều bà mẹ nôn nóng muốn tìm mua các loại hạt dinh dưỡng để chế biến các món thức ăn bổ dưỡng cho bé yêu. Đây là một nhu cầu hợp lý, nhưng để tận dụng được tối đa các lợi ích của hạt mà không gây ra các tác dụng phụ nào, bạn cần chú ý đến một số vấn đề về thời điểm bắt đầu cho bé dùng thức ăn chứa hạt dinh dưỡng. Cùng với một số lưu ý nhỏ khi ăn hạt mà Lê sẽ nhắc đến ở bài chia sẻ này:

Bài viết có sự tham khảo từ Tiến sĩ Seema Khanna - Chuyên gia về dinh dưỡng học cho trẻ em.


1.Thời điểm nào nên cho bé ăn hạt?


Có thể cho trẻ em từ một đến bốn tuổi làm quen các loại hạt dần dần, bắt đầu từ một ít hạt hạnh nhân, hạt điều tươi hoặc quả óc chó.

Trẻ bắt đầu có thể ăn dặm thông thường từ 6 tháng tuổi. Thời gian trước đó bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ vốn là loại thức ăn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ. Khi từ 6 tháng tuổi trở nên, mẹ bắt đầu cho bé làm quen với các loại thức ăn dặm và thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để giúp bé phát triển dạ dày, làm quen với thực phẩm mới. Tất nhiên đây chỉ là ăn kèm thôi chứ Lê không khuyên cai sữa mẹ hoàn toàn nha.
 


Từ thời điểm này bé nên được ăn thêm các loại rau sạch tốt cho sức khỏe, thể loại rau tùy chọn.

Còn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, lúc này trẻ đã bắt đầu tập đi và các hoạt động thể chất khác. Năng lượng để cho bé hoạt động cần nhiều hơn, do vậy trẻ có thể ăn hạt dưới dạng bột nhão hoặc làm sữa để giúp dạ dày có thể tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý không chọn các loại hạt quá rắn, và khi chế biến thì cần làm mềm tất cả các loại hạt. 

Bởi vì cơ quan tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa hoàn thiện như người lớn, sẽ khó khăn khi tiêu hóa thực phẩm rắn. Đó chính là lí do mà Lê thường khuyên mọi người nên cho bé uống sữa hạt đó. Sữa hạt không những mịn màng mà còn có thể kết hợp với nhiều loại rau củ, đối với những bé nào không thích ăn rau thì mẹ bé hãy cho bé uống sữa hạt đảm bảo bé sẽ thích và nạp vào người được khối lượng thực phẩm nhiều hơn thông qua đồ uống. Đó là kinh nghiệm của Lê khi chăm một bé em khảnh ăn đó ạ.

Lê có chia sẻ rất chi tiết (bài viết này cũng khá tâm đắc) về lợi ích của hạt óc chó, và những lưu ý của nó đối với trẻ em, vì rất nhiều mẹ cho bé ăn mà chưa nắm rõ về tác dụng cũng như phản ứng phụ của nó, bạn xem ở đây nha: https://hatdieu.org/loi-ich-suc-khoe-cua-qua-oc-cho-voi-tre-va-luu-y-khi-cho-be-an

Các loại hạt có thể sử dụng bao gồm hạt điều, hạt sen, hạt hạnh nhân, hạt bí xanh…, các bạn ngâm hạt trong thời gian hợp lý hoặc hấp hạt lên trước khi đem xay làm sữa. Hiện nay có nhiều loại máy làm sữa rất tiện dụng, xay nhuyễn và đun nóng sữa hạt lên tạo ra mùi vị rất thơm ngon. Nhà Lê thường dùng máy làm sữa hạt Ranbem 735H, dùng thấy rất ổn và tiện.


2. Dinh dưỡng của hạt dành cho sự phát triển của bé


Các loại hạt là một nguồn thực phẩm rất giàu protein, canxi và kali. Protein giúp chuyển hóa thành năng lượng để cho bé lớn lên mạnh mẽ. Còn Canxi và Kali chắc hẳn các bạn đọc bài viết của Lê rồi thì sẽ biết nó quan trọng như thế nào phải không ạ. Canxi giúp cho xương khỏe mạnh (cho nên ở nhà Lê nấu sữa hạt cho cả bé con, mình và mami uống luôn, phụ nữ và người cao tuổi luôn cần bổ sung canxi để nâng cao sự chắc khỏe của xương mà). Kali giúp cho tim được mạnh khỏe. 

Các loại hạt sẽ là một lựa chọn giúp bé bổ sung dinh dưỡng qua những bữa ăn nhẹ lành mạnh. Chúng cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh và chất xơ. Chất béo trong các loại hạt là chất béo không bão hòa đơn cũng như axit béo omega 3. Chúng giúp giảm những yếu tố dẫn đến bệnh tim. Là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, chúng giữ cho làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Các loại hạt cũng giúp duy trì cân nặng lý tưởng dành cho bé. 
 

Khi cho bé ăn hạt bạn sẽ giúp cung cấp năng lượng mà không sợ bé thừa cân hay béo phì. Có một người dì của Lê sinh bé thứ hai bị suy dinh dưỡng, em đã hơn 10 tuổi rồi mà chỉ lớn bằng học sinh lớp 1. Sau một thời gian kiên trì cho ăn uống các loại hạt và sữa hạt, hiện tại em vẫn nhỏ nhưng sự phát triển cơ thể cũng khả quan hơn trước rồi. Điều này cho thấy hạt không phải là thần thánh, nhưng nó là nguồn thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.


3. Trẻ có thể ăn hạt bằng cách nào?


Các loại hạt lành mạnh dành cho trẻ ví dụ như hạnh nhân, óc chó và đậu phộng. Trẻ em trong độ tuổi từ một đến bốn tuổi được khuyên nên ăn từ 4 đến 10 hạt mỗi loại/ngày (cần kết hợp với những loại thức ăn dinh dưỡng khác nữa). Các loại hạt ăn sống hoặc sấy khô và không tẩm muối là những lựa chọn lành mạnh nhất.

Nên tránh cho trẻ ăn các loại hạt có tẩm đường hoặc muối. Có thể cho trẻ ăn các loại hạt dưới các hình thức sau:
  • Hạnh nhân, óc chó và hạt điều làm thành bơ hoặc sữa.
  • Các loại hạt có thể được thêm vào mật ong.
  • Các loại hạt cắt nhỏ có thể được thêm vào một chút đường thốt nốt và làm thành các loại bánh ngọt, cookie
  • Sử dụng các loại hạt để thêm vào món salad để cho bé ăn, ví dụ như salad tôm hạt điều.
  • Các loại hạt rang có thể ăn kèm với sữa chua.
  • Xay nhuyễn các loại hạt để làm thành sữa hạt ví dụ như sữa óc chó, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa hạt điều mè đen siêu ngon cho bé...
  • Các loại hạt rang có thể được thêm vào sữa bò tươi để ăn vặt.
  • Các loại hạt đã ngâm nước, bóc vỏ và nghiền nhỏ có thể được thêm vào bánh ngô sữa, cháo, hoặc bất kỳ loại ngũ cốc ăn sáng nào.
  • Khi mẹ rảnh rỗi có thể dùng hạt để làm thành bánh mì nướng hoặc để làm nhân bánh sandwich.
  • Các loại hạt rang có thể được thêm vào các loại súp, cháo ăn dặm cho trẻ.


4. Những lưu ý sức khỏe khi cho bé ăn hạt.


Các loại hạt có lợi ích nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch ở trẻ em, nhưng đôi khi các bé cũng có thể gặp một số dị ứng khi tiêu thụ các loại hạt. Điều này là rất bình thường bởi con người có thể gặp dị ứng với bất kì loại thực phẩm nào. Do mối đe dọa tiềm ẩn của dị ứng, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị ba mẹ hãy thực hiện các xét nghiệm về dị ứng cho trẻ trước khi cho bé ăn một loại thực phẩm nào đó vào thói quen hàng ngày của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị chàm và phản ứng dị ứng với đậu phộng, việc dị ứng này có thể bắt đầu từ những phản ứng kích ứng nhẹ đến phản ứng đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.

Sau khi cho bé ăn thức ăn có chứa hạt, bạn nên kiểm tra các dấu hiệu dị ứng sau:
  • Phát ban.
  • Nôn mửa.
  • Thở khò khè.
  • Chảy nước mũi.
  • Sưng môi và mặt.
  • Ngứa mắt.

Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu dị ứng này ở trẻ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể để nhận được phương pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

Ăn các loại hạt thường xuyên giúp duy trì mức cholesterol, huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đồng thời giúp duy trì thói quen đi tiểu đều đặn cho trẻ. Không những thế hạt còn nâng cao sức khỏe của xương khớp, giúp xương phát triển cho trẻ cao lớn hơn. Các loại hạt cũng rất giàu chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ em.

Nhưng mà, cái gì nhiều quá cũng gây phản tác dụng. Các loại hạt cũng vậy, bạn nên khống chế lượng tiêu thụ hợp lý của trẻ đối với những loại thực phẩm này. Các loại hạt, khi được tiêu thụ ở dạng hạn chế và đúng số lượng, có thể hỗ trợ sự phát triển cơ thể khỏe mạnh của trẻ.

Ngoài ra, khi mua hạt cho bé ăn, hãy chú ý chọn mua loại hạt ở nơi bán uy tín, bởi vì nếu không lựa chọn kĩ, bạn có thể mua phải hạt bị tẩy, ngâm thuốc, hoặc nhẹ nhàng hơn là hạt đã bị mất dinh dưỡng do chế biến không đúng cách, đặc biệt là với hạt điều nha. Khi mua đồ cho con thì Lê luôn cực kì chú ý, bởi vì hệ tiêu hóa của con chưa phát triển như chúng ta, thử nghĩ mà xem khi chúng ta cho con bú mà ăn uống không hợp lý là đã ảnh hưởng đến trẻ rồi. Nói chi đến giai đoạn cho bé ăn trực tiếp chứ.

Hạt điều tươi nhà Lê rất được chị em tin dùng để làm sữa hạt ạ, mời các bạn đọc bài viết này để hiểu tại sao chế biến không hợp lý có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong hạt điều nha: Nên làm sữa bằng hạt điều nguyên hay vỡ?


 

Sản phẩm

696,000 đ
646,000 đ