Sữa bò thật sự là có hại hay có lợi? Và có nên xem nó là thực phẩm quan trọng cần cho trẻ uống càng nhiều càng tốt không?

​​Canada mới đây đã đề xuất một hướng dẫn thực phẩm mới, trong đó điều đáng chú ý là họ cắt sữa ra khỏi nhóm dinh dưỡng quan trọng.

Theo BBC, sữa từ lâu đã có vai trò quan trọng trong chính sách y tế của Canada và các nền văn hóa phương Tây khác. Kể từ khi bản hướng dẫn thực phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1942, người Canada đã được khuyến khích ăn hoặc uống nhiều sữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, bản hướng dẫn thực phẩm mới nhất được Canada công bố đã có sự thay đổi. Thay vì khuyến nghị người dân với số lượng cụ thể, họ loại bỏ sữa và thay thế với các loại protein khác. Người Canada được khuyên nên ăn khẩu phần với 1/2 lượng trái cây và rau quả, 1/4 tinh bột hoặc ngũ cốc và 1/4 với protein.

Cụ thể, hướng dẫn thực phẩm của Canada chỉ có 3 nhóm thực phẩm gồm các loại rau và trái cây; ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein. Trong đó, loại bỏ nhóm thực phẩm thịt (cùng các sản phẩm từ thịt) và sữa (cùng các sản phẩm từ sữa). Đồng thời, hướng dẫn cũng loại bỏ khuyến nghị người lớn và trẻ em tiêu thụ 2-3 khẩu phần thịt và sữa hàng ngày.

 

 

Sữa thường là thực phẩm phổ biến trong mọi tủ lạnh của các gia đình. Trong thực tế, các cuộc tranh luận về sữa liên quan đến loạt vấn đề - văn hóa, di truyền, dược phẩm và kinh tế - đã diễn ra trong nhiều thế kỷ và vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Tại Mỹ, sữa là một trong những thực phẩm đầu tiên được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm khoa học và ngày nay, nó là thực phẩm được kiểm soát nhiều nhất ở hầu hết quốc gia trên thế giới.

Người ta luôn tin rằng sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Trong suốt lịch sử ghi lại, nếu người mẹ chết, không có khả năng cho con bú hoặc không muốn cho con bú, có 2 lựa chọn thay thế, cho ăn tự nhiên hoặc cho ăn nhân tạo. Ăn tự nhiên có nghĩa là thuê một người cho con bú.

Trong khi ăn nhân tạo là sử dụng sữa của các động vật có vú khác. Điều này gây tranh cãi vì sữa của các loài khác nhau lại chứa lượng chất béo, protein và đường khác nhau, khiến một số người nghi ngờ về sức khỏe của chúng.

 

Sữa bò có lợi hay không?

Sữa bò có lợi và an toàn cho bò con. Nó giúp cho chúng phát triển từ bò con lên kích cỡ ngang với bò trưởng thành chỉ trong vòng một năm vì trong sữa bò có hormone phát triển và 80% là casein protein.

Đó là lợi ích duy nhất của sữa bò.

Nhưng khi sữa bò được tiêu thụ bởi con người, rất nhiều vấn đề và rủi ro xảy ra. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, sữa có nhiễm nhiều chất từ hormone tự nhiên vốn có trong bò và các loại thuốc trừ sâu. Khi những hormone này được đưa vào cơ thể người, sự rối loạn hormone sẽ hình thành.

 

10 LÝ DO SAU ĐÂY BẠN NÊN NHÌN NHẬN LẠI CÓ NÊN XEM SỮA BÒ LÀ TẤT CẢ TRONG CUỘC SỐNG, VÀ ÉP TRẺ UỐNG SỮA BÒ MỖI NGÀY

 

1/DẬY THÌ VÀ LÃO HÓA SỚM

 

Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ đã rất lo lắng con bị dậy thì sớm và mau lão hóa, tác nhân chính là sử dụng quá nhiều thực phẩm công nghiệp, chứa nhiều hocmon kích thích tăng trưởng, thủ phạm chính là lạm dụng sữa bò.

Ở một số nước chống lai sự quản cáo thần thánh hóa sữa bò, chống lại sữa mẹ, đó là một sự vi phạm đạo đức trầm trọng.

Tại Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ, ông bà muốn con càng lớn nhanh càng tốt, và ra sức cho con uống càng nhiều sữa càng hay và cho rằng nó như một thứ thay thế cho thức ăn. (Lê không hiểu tự bao giờ đồ công nghiệp lại có thể tốt hơn đồ tự nhiên, chẳng trách tỷ lệ ung thư trên toàn thế giới tăng cao nhất trong các thập kỷ gần đây)

Bên cạnh đó, rất nhiều người đã áp dụng chế độ ăn gần với tự nhiên nhất có thể. Có nghĩa là hạn chế tối đa các thực phẩm công nghiệp, các thực phẩm chứa quá nhiều chất hóa học nhân tạo, trong đó có sữa, Lê coi sữa là món ăn chơi, ăn vặt hơn là món ăn mỗi ngày cần phải uống 2-3  hộp (như quảng cáo khuyến cáo).

Lê quay về chế độ ăn dưỡng sinh mục đích phòng trách bệnh tật, chế độ ăn ấy thường giàu hạt, giàu chế độ dinh dưỡng tự nhiên. Ví dụ bạn muốn bổ xung vitamin C thì siêng ăn ổi, đu đủ, uống nước cam. Nếu muốn Protein thì ăn nhiều thịt. Hoặc tìm một loại sữa không chứa hocmon và chất hóa học mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ canxi lại dễ hấp thụ, ngăn ngừa ung thư thì có thể dùng sữa hạt: sữa hạt hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa óc chó, sữa hạt sen…

 

Đây đều là những loại sữa được ưa chuộng khắp thế giới vì hương vị thơm ngon và sự tự nhiên thuần khiết, nhưng lại mang đầy dinh dưỡng.

Các bạn có thể đọc bài: CÁC LOẠI SỮA CÓ THỂ THAY THẾ SỮA BÒ TẠI ĐÂY

 

2/SỮA BÒ CHỨA CHẤT BẢO QUẢN VÀ CHỨA KHÁNG SINH TIÊM VÀO BÒ RẤT NHIỀU

 


Một số loại độc tố khác như melamine (thường có trong nhựa) cũng xuất hiện trong quá trình sản xuất và chế biến sữa. Melamine gây hại cho thận và các cơ quan bài tiết nước tiểu. Aflatoxins, một loại độc tố gây ung thư, cũng được sinh ra. Điều đáng nói là hai loại độc tố này không được loại bỏ trong quá trình tiệt trùng sữa.Bò cũng được tiêm rất nhiều kháng sinh để chữa các triệu chứng viêm vú, viêm tuyến vú khó tránh khỏi trong quá trình sản xuất sữa. Cách này được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sữa bò. Khi con người uống phải sữa bò tiêm và cấy kháng sinh, khả năng miễn dịch, độ nhạy kháng sinh trong tương lai sẽ giảm đáng kể.

Chưa kể dù sao đó cũng là một sản phẩm công nghiệp, chắc chắn sẽ chứa chất bảo quản thực phẩm, một đứa trẻ sơ sinh từ lúc chào đời đã được sử dụng sản phẩm công nghiệp, về mặt thể chất có thể bạn thấy tốt, nhưng những bệnh tật tiềm ẩn bên trong hình thành tích lũy theo năm tháng chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy ngay.

Tác giả Mark Kurlansky, tác giả của cuốn sách "Milk!: A 10,000-Year Food Fracas" đưa ra những quan điểm về các tranh cãi xung quanh cái mà ông gọi là "thực phẩm gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử".

Theo Kurlansky, loài người là loài duy nhất có sở thích uống sữa của một loài động vật hoàn toàn khác. Các nền văn hóa trên thế giới tiêu thụ sữa từ các động vật khác nhau và theo những cách khác nhau, từ sữa chua bò Tây Tạng đếm sữa lạc đà ở Dubai.

"Sữa bò là loại nhạt nhẽo và chúng ta quen với sự nhạt nhẽo đó. Vì vậy, nếu bạn uống sữa cừu, sữa dê hoặc sữa lạc đà, nó sẽ mang đến hương vị khác", Kurlandsky cho biết.

Trong phần lớn lịch sử loài người, uống sữa chỉ giới hạn trong trang trại. Bởi vì nó hư hỏng quá nhanh, hầu hết sữa được chế biến thành các sản phẩm như phô mai, sữa chua để có thể tồn tại lâu hơn khi vận chuyển và giao dịch.

Mãi đến giữa thế kỷ XIX, với sự ra đời của thanh trùng và làm lạnh trên diện rộng, sữa mới trở thành thức uống phổ biến cho tới ngày nay.

Nhưng sự phổ biến đó lại đi kèm với việc đẩy lùi. Về vấn đề chúng ta có thực sự nên uống sữa hay không, Kurlansky cho rằng mọi thứ không quá rõ ràng. Sữa có thể có lợi cho một số người, đặc biệt là những người cần nhiều canxi hơn, nhưng có thể gây nguy hiểm cho nhiều người khác.

Sữa mẹ có 4,5% chất béo, vì vậy có lẽ trẻ sơ sinh cần sữa có hàm lượng chất béo tương tự. Sữa lạc đà, ở mức 2,5%, sẽ tốt cho chế độ ăn kiêng, nhưng không lý tưởng cho trẻ sơ sinh.

Mặc dù sữa bò là phổ biến, ít người cho rằng đó là loại sữa lý tưởng cho con người. Nó phù hợp với hệ thống tiêu hóa của gia súc, không giống với hệ thống của chúng ta và có khả năng tiêu hóa các hợp chất phức tạp hơn nhiều như đường sữa. Nhưng bò là loài có năng suất cao nhất và dễ làm việc nhất trong tất cả động vật có vú.

Sự phổ biến của việc uống sữa bò ngày càng tăng cũng dẫn đến các cuộc tranh luận về đạo đức. Vì để cho việc vắt sữa động vật vừa có lợi nhuận vừa dễ thực hiện, con non của chúng bị tách mẹ ngay khi sinh. Một số nhà hoạt động vì quyền động vật phản đối điều này.

Vào thế kỷ XVIII và XIX, khi việc uống sữa trở nên thời thượng hơn, người Mỹ và châu Âu ngày càng quay lưng với việc cho con bú tự nhiên và hướng tới việc cho ăn nhân tạo. Điều này dẫn đến tai họa. Tại các thành phố lớn như New York, Boston, Chicago, London và Paris, trẻ em bắt đầu chết với tốc độ kinh hoàng. Sữa đặc biệt nguy hiểm ở Manhattan, nơi các công ty sữa được xây dựng bên cạnh các nhà máy bia, những con bò được nuôi bằng bã bia. Vào những năm 1840, gần 1/2 em bé được sinh ra ở Manhattan chết trong giai đoạn trứng nước.

Cuối cùng, người ta đã hiểu rằng các sinh vật nhỏ đến mức chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi đã làm ô nhiễm sữa và gây bệnh. Phát hiện này được thực hiện bởi nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur. Ông cũng là người tìm ra giải pháp đó là sử dụng nhiệt. Năm 1908, Chicago thông qua luật đầu tiên cho phép tiệt trùng sữa là phương pháp hợp pháp. Nhưng những lập luận rằng sữa tươi tốt cho sức khỏe và ngon hơn chưa bao giờ biến mất. Sữa tiệt trùng có thể dễ điều tiết hơn, nhưng ít người cho rằng nó có hương vị ngon hơn.


3/ LOÃNG XƯƠNG

 

Sữa được chào bán để ngăn ngừa loãng xương, nhưng các nghiên cứu lâm sàng lại cho thấy khác. Công trình nghiên cứu Sức khỏe trên các Y tá của ĐH Havard1 (the Harvard Nurses' Health Study) theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong suốt 12 năm cho thấy việc tăng tiêu thụ sữa không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gẫy xương. Trên thực tế, việc tăng nạp canxi từ các sản phẩm sữa liên quan đến nguy cơ gẫy xương cao hơn. Một nghiên cứu của Australia2 cũng cho kết quả như vậy. Thêm vào đó, các nghiên cứu khác3,4 cũng không tìm thấy tác dụng bảo vệ xương từ canxi trong sữa. Bạn có thể tự giảm nguy cơ loãng xương cho mình bằng cách giảm ăn muối và đạm động vật5-7, tăng ăn rau và trái cây8, tập thể dục9, và đảm bảo nạp đủ canxi từ các thức ăn thực vật như các lọai rau lá màu xanh và đậu hạt, cũng như các sản phẩm tăng cường canxi như ngũ cỗc ăn sáng và nước trái cây.   

 

4/ BỆNH TIM MẠCH

 

Các sản phẩm từ sữa - bao gồm phomai, kem, sữa, bơ và sữa chua - cung cấp một lượng đáng kể cholesterol và chất béo trong bữa ăn của bạn10. Một chế độ ăn nhiều chất béo và chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ gây ra một số bệnh mãn tính trong đó có bệnh tim mạch. Một chế độ ăn chay ít chất béo loại bỏ các thực phẩm từ sữa, kết hợp với tập thể dục, bỏ thuốc lá, và kiểm sóat sự căng thẳng stress, không những có thể ngăn ngừa bệnh tim mà thậm chí còn có thể đảo ngược nó11. Các sản phẩm sữa không béo cũng có trên thị trường nhưng chúng lại gây ra những nguy cơ sức khỏe khác được lưu ý dưới đây.

 

 

5/ UNG THƯ

 

Một số lọai ung thư, như ung thư buồng trứng, có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Đường lactose trong sữa khi đi vào cơ thể được phân tách thành một lọai đường khác là galactose. Đến lượt mình, đường galactose lại được các men enzyme phân tách tiếp. Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Daniel Cramer và các đồng nghiệp tại ĐH Y Havard12, khi ta tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa vượt quá khả năng phân tách galactose của các enzyme, nó có thể tích lũy lại trong máu và ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ. Một số phụ nữ có lượng enzyme này đặc biệt thấp, và khi họ tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm từ sữa, nguy cơ bị ung thư buồng trứng của họ có thể cao gấp 3 lần so với các phụ nữ khác.

 

Ung thư vú và tuyến tiền liệt cũng có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, được cho là ít nhất có liên quan một phần đến việc làm tăng một hợp chất có tên là IGF-I13-15. Chất IGF-I được tìm thấy trong sữa bò và đã được phát hiện với liều lượng tăng lên trong máu của những người thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Trong sữa bò còn có các dưỡng chất làm tăng lượng IGF-I. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những nam giới có lượng IGF-I cao nhất có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn gấp 4 lần so với những người có lượng IGF-I thấp nhất14.

 

6/ TIỂU ĐƯỜNG

 

Các chứng bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường típ 1 hay tiểu đường ở người trẻ) có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Các nghiên cứu bệnh dịch học ở nhiều nước cho thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa với các trường hợp mắc tiểu đường phụ thuộc insulin17,18. Năm 199218 các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một lọai protein trong sữa kích họat một phản ứng tự miễn trong cơ thể, điều được cho là tác nhân phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy.   

 

 

7/ KHÔNG DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE

 

Chứng không dung nạp Lactose phổ biến ở một số chủng tộc và ảnh hưởng đến khoảng 95% người Mỹ gốc châu Á, 74% người Mỹ bản xứ, 70% người Mỹ gốc Phi, 53% người Mỹ gốc Mêhicô và 15% người da trắng Caucasian19. Các triệu chứng bao gồm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và đầy bụng là do những người này không có các loại enzyme tiêu hóa đường lactose trong sữa. Hơn nữa, bên cạnh các triệu chứng không mong muốn này, những người uống sữa cũng tự đặt mình trước nguy cơ mắc các bệnh tật mãn tính khác. 

 

8/NGỘ ĐỘC VITAMIN D

 

Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể không cung cấp một nguồn vitamin D ổn định và đáng tin cậy trong chế độ ăn. Nghiên cứu các mẫu sữa được chọn mẫu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về lượng vitamin D, một số mẫu sữa chứa đến 500 lần lượng ghi trên nhãn trong khi một số mẫu khác lại có rất ít hoặc không hề có vitamin D20,21. Quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc và có thể dẫn đến có quá nhiều canxi trong máu và nước tiểu, làm tăng hấp thụ nhôm trong cơ thể và gây lắng đọng canxi trong các mô mềm.

 

9.   NHIỄM HÓA CHẤT

 

Các hócmôn tổng hợp như hócmôn tăng trưởng trên bò (rBGH) được sử dụng phổ biến trên bò sữa để tăng sản lượng sữa13. Do phải tiết ra một lượng sữa lớn trái với tự nhiên, kết quả cuối cùng là bò bị bệnh viêm tuyến vú. Việc chữa bệnh này cần dùng thuốc kháng sinh, và dư lượng kháng sinh và hócmôn này đã được tìm thấy trong mẫu sữa và các sản phẩm từ sữa bò. Các thuốc trừ sâu và dược phẩm khác cũng là những chất hay nhiễm trong các sản phẩm từ sữa.

 

10. CÁC LO NGẠI VỀ SỨC KHỎE ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

 

Các chất đạm của sữa, chất đường của sữa, chất béo và chất béo bão hòa trong các sản phẩm từ sữa có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe cho trẻ em và gây ra các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, và hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch có thể dẫn đến bệnh tim. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò nguyên chất vì trẻ dùng nhiều sữa bò dễ bị thiếu sắt10. Các sản phẩm từ sữa bò có lượng sắt rất thấp. Nếu sữa bò trở thành một phần chính trong chế độ ăn của ai, người đó rất dễ bị thiếu sắt. Đau bụng cũng là một lo ngại khi dùng sữa bò. Cứ 5 em bé thì có 1 bé bị chứng đau bụng. Các bác sĩ nhi khoa đã biết từ lâu rằng nguyên nhân phổ biến là do sữa bò. Bây giờ chúng ta cũng đã biết, các bà mẹ đang cho con bú cũng dễ gây đau bụng cho con nếu các bà mẹ này dùng sữa bò. Các kháng thể của bò có thể truyền qua máu của mẹ đi vào sữa mẹ và truyền sang con22. 

 

Thêm vào đó, các bệnh dị ứng thức ăn cũng thường là do sử dụng sữa, đặc biệt là ở trẻ em. Một nghiên cứu gần đây23 cũng cho thấy sự liên quan giữa tiêu thụ sữa bò với bệnh táo bón mãn tính ở trẻ. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng tiêu thụ sữa làm đau vùng quanh hậu môn và đau dữ dội khi đi cầu dẫn đến bệnh táo bón.

 

Sữa và các sản phẩm từ sữa là không cần thiết trong chế độ ăn uống, và trên thực tế, có thể có hại cho sức khỏe trẻ em. Hãy theo một chế độ ăn lành mạnh bao gồm hạt ngũ cốc, trái cây, rau, đậu hạt và các thực phẩm ngũ cốc ăn sáng và nước trái cây được tăng cường dưỡng chất. Những thức ăn giàu dinh dưỡng này có thể dễ dàng giúp bạn đáp ứng đủ lượng canxi, kali, riboflavin và vitamin D cần thiết mà lại không có nguy cơ hại sức khỏe.    

 

Tranh cãi về vấn đề đạo đức

 

 

Trong những năm gần đây, các câu hỏi về sức khỏe và đạo đức xuất hiện xung quanh các chủ đề như sữa hữu cơ, sữa bò ăn cỏ và GMO (thực phẩm biến đổi gen).

Đối với người nông dân, đây là vấn đề liên quan đến kinh tế. Theo họ, giá sữa quá thấp. Những người có thể bán sữa bò của họ dưới dạng ăn cỏ, hữu cơ hoặc không có GMO, có thể tăng giá tương ứng, nhưng theo nhiều cách, điều này nói dễ hơn làm.

Cho ăn cỏ thực sự là cách rẻ nhất để nuôi bò, nhưng nó khiến bò kém năng suất. Các quy định của Mỹ về hữu cơ tốn kém đến nỗi chỉ các tập đoàn lớn mới có thể theo đuổi cách này. Và trong khi một số người sẽ trả nhiều tiền hơn cho sữa không có GMO, thức ăn không biến đổi gen lại cực kỳ đắt đỏ. Đối mặt với lựa chọn, hầu hết người tiêu dùng vẫn chọn những gì rẻ hơn.

Kurlansky cho rằng người nông dân cần phải cân bằng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa hữu cơ và các khoản trợ cấp của chính phủ. Ông dự đoán cuộc tranh cãi về sữa tiếp theo sẽ liên quan đến việc sử dụng robot ngày càng tăng trong các công ty sữa.

Nông dân chăn nuôi bò sữa trên khắp thế giới đã phản ánh với ông rằng họ không thể giữ người làm việc trong nhà máy sữa nữa. Công việc này không được trả lương cao và thực sự rất vất vả, họ cũng không nhận đủ sự giúp đỡ. Vì vậy, họ có thể sẽ chuyển sang chế tạo robot trong tương lai.

"Tôi nghĩ rằng sẽ có cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này và sẽ có nhiều người trả thêm tiền để sở hữu loại sữa do con người tạo ra", Kurlansky khẳng định.

 

ĐỌC THÊM: Những loại sữa thực vật có thể thay thế được 100% sữa bò

                     Tác dụng của hạt điều với sức khỏe

 

Lê Chúc các bạn tìm được điều mình muốn (kết bạn với Lê tại đây nhé)

Lê viết và tổng hợp 

Sản phẩm

696,000 đ
646,000 đ