Cách làm sữa hạnh nhân không đường hoặc có đường siêu dinh dưỡng cho bé
LÊ rất thích sữa hạnh nhân, Lê bắt đầu thích sữa hạnh nhân từ lúc bé nhà Lê bắt đầu ăn dặm. Lê dần thay thế sữa công thức sang sữa hạt vì rõ ràng có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe hơn.
Các bạn có biết Canada đã loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn hằng ngày của con người không? Khi xã hội cổ xúy cho các sản phẩm công nghiệp, quảng cáo quá mức về tầm quan trọng của sữa bò nhưng đã bỏ qua tác hại của việc uống thứ đồ ăn công nghiệp là các loại bệnh tiềm ẩn, lão hóa sớm, dậy thì sớm...
Riêng Lê từ khi có con, luôn đặt thực phẩm tự nhiên lên hàng đầu, Lê quan niệm con người sinh ra là càng ăn uống đơn giản, càng tự nhiên càng tốt, hạn chế tối đa sản phẩm công nghiệp vì càng hiện đại thì càng hại điện mà thôi. Tỷ lệ ung thư trong XH hiện đại càng cao thì nên coi lại xã hội đang vận hành thế nào, ăn uống thế nào, cái gì cũng có lý do của nó và ung thư do nước và không khí là một chuyện, nhưng thực phẩm là nhân tố hàng đầu. Có lẽ vì vậy bé nhà Lê ngoài sữa mẹ, sữa tươi, sữa bò chỉ là uống giải trí, Lê chưa bao giờ đưa nó vào khẩu phần mỗi ngày của bé, thay thế vào đó là sữa hạt mà Lê vẫn hay tự tay làm cho con, hoặc hạt nguyên cốc LÊ rang cho bé ăn giải trí, vừa tự nhiên, vừa dinh dưỡng. Trong đó hạt dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một ly sữa khoái khẩu hay một phần ăn lý tưởng thay thế sữa bò.
Cụ thể, hướng dẫn thực phẩm của Canada chỉ có 3 nhóm thực phẩm gồm các loại rau và trái cây; ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein. Trong đó, loại bỏ nhóm thực phẩm thịt (cùng các sản phẩm từ thịt) và sữa (cùng các sản phẩm từ sữa). Đồng thời, hướng dẫn cũng loại bỏ khuyến nghị người lớn và trẻ em tiêu thụ 2-3 khẩu phần thịt và sữa hàng ngày.
Việc loại bỏ thịt và sữa được ủng hộ từ những người ăn chay và thuần chay, bao gồm Tiến sĩ David Jenkins, Chủ tịch Nghiên cứu về dinh dưỡng và trao đổi chất của Canada, đồng thời là giáo sư tại Đại học Toronto. Tiến sĩ Jenkins đã tạo ra Chỉ số Glycemic vào những năm 1980 và hiện theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật vì lý do môi trường.
Tiến sĩ nói:
"Tôi nghĩ rằng hướng dẫn này đang đi theo hướng dựa trên thực vật, nó sẽ gây tranh cãi, nhưng tôi nghĩ đó là hướng cần đi", Tiến sĩ Jenkins cho biết. Giáo sư của Đại học Toronto cũng chia sẻ chúng ta đã đặt nhầm "sữa bò bên cạnh sữa mẹ" về tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người.
Bạn nên chọn cho con bạn một thực phẩm thích hợp với độ tuổi của con bạn. Điều khó khăn là nếu con bạn vẫn chưa mọc răng thì bạn không thể thay đổi hình thức ăn của chúng được. Với óc chó thì nhiều bác sĩ khuyên là nên cho con bạn ăn lúc chúng hơn 1 tuổi và khi đó bạn có thể xay nhuyễn óc chó cùng các loại rau khác để cho bé ăn dậm và bổ sung thêm dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Nên tham khảo hàm lượng ăn vào của bé với bác sĩ vì ở giai đoạn 1 tuổi ,bé rất nhạy cảm với hàm lương thức ăn.
Cái quan trọng là tránh được dậy thì sớm và cân bằng dinh dưỡng cho con. ( Người già suy nhược uống sữa này tốt lắm nhé, có thể thay ăn được đấy) Làm sữa hạnh nhân thực sự đang là trào lưu mới của các bà mẹ VN, nhưng trào lưu này là một trào lưu tốt, các mẹ thật sự nhận ra vấn đề lớn của thức ăn công nghiệp không thật sự như lời quảng cáo, mà sữa hạt lại cực kì dinh dưỡng nữa. Lê thử qua rất nhiều cách làm sữa hạnh nhân, mỗi cách có nhiều hương vị và độ béo hoàn toàn khác nhau, tùy mỗi người sẽ thích một công thức nào, không phải công thức của ai cũng giống nhau đâu.
Hôm nay Lê lại đổi qua cách làm sữa hạnh nhân theo kiểu Tây, nhưng lại biến tấu 1 chút theo kiểu Á cho phù hợp một chút với tình hình sức khỏe trẻ em VN và cả chính bản thân LÊ. Quá trình này chủ yếu liên quan đến việc ngâm hạnh nhân trong nước qua đêm hoặc trong tối đa hai ngày - bạn càng ngâm hạnh nhân, sữa sẽ càng mịn. Xả và rửa sạch hạt nước ngâm và xay chúng bằng nước đun sôi để nguội. Sau đó vắt lấy nước bỏ bã, thì sẽ được sữa hạnh nhân. Nhớ nhé, hạnh nhân ngâm càng kĩ, thì sữa sẽ càng mịn. Sữa hạnh nhân thật, tươi, rất ngon. Ngon thật là ngon và đặc biệt cực kỳ dinh dưỡng với trẻ nhỏ. Nhưng Lê có một lời khuyên là, đối với ai bụng yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, thì sữa này nên quay vi sóng lại vài phút, hoặc đun sôi lại trước khi uống. Không một đứa trẻ nào bụng đủ tốt để uống sữa từ hạt ngâm qua đêm cả. Nên nếu được, khuyên các bạn vi sóng làm nóng lại nhé, hoặc ít nhất là đun lại để thân thiện với dạ dày của bé hơn.
Sữa hạnh nhân tự chế chỉ kéo dài vài ngày trong tủ lạnh, vì vậy hãy làm những gì bạn nghĩ bạn sẽ uống trong khoảng thời gian này. Bạn có thể làm nóng sữa hạnh nhân của bạn trên bếp để tiệt trùng nó và kéo dài thời hạn sử dụng, nhưng điều này phần nào đánh bại mục đích của việc làm cho nó cho mình.
Làm sữa hạnh nhân của bạn ở nhà thật đáng ngạc nhiên!
Hạt điều nhà Lê Bạn đang xem video trên kênh youtube Hạt điều nhà Lê |
Những gì bạn cần khi làm hạnh nhân tại nhà
Thành phần
- 1 chén hạnh nhân với 4 chén nước. Nhưng nếu bạn muốn làm sữa loãng hơn thì có thể tự gia giảm theo cách bạn muốn.
ĐẶT MUA HẠNH NHÂN LÀM SỮA TẠI ĐÂY
- Chất ngọt như mật ong, đường, xi-rô agave, hoặc xi-rô hoặc sữa ông thọ ....tùy thích
- Bát
- Bộ lọc
- Ly đo lường
- Máy xay sinh tố
- Túi hạt mịn hoặc vải thưa
Hướng dẫn
1.Ngâm hạnh nhân từ 8-12 tiếng: hạnh nhân nên ngâm trong tủ lạnh, để hạnh nhân được bảo vệ, tránh bị nhiễm khuẩn, trong suốt quá trình ngâm nên thay nước 2-3 lần. Mục đích của ngâm hạnh nhân là để hạt mềm, làm sữa sẽ sánh mịn. Đừng ngâm quá lâu sẽ làm hạnh nhân nó bị hỏng và bị nhớt nhớt, cảm giác rất kinh nhé các bạn. Bản thân Lê cũng tham dự các khóa huấn luyện làm sữa hạt từ các đầu bếp, họ cũng khuyên chúng ta như vậy.
2.Xả và rửa sạch hạnh nhân. Xả hạnh nhân từ nước ngâm và rửa sạch chúng dưới vòi nước mát. Rửa càng sạch và tốt, và sau khi ngâm ta sẽ cảm giác hạt hạnh nhân có chút nhớt, đó là lý do ta nên rửa lại bằng nước kĩ thật kĩ. (Tốt nhất là loại bỏ nước ngâm vì nó chứa axit phytic, ức chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.) Ở bước này, nhiều mẹ lột vỏ hạnh nhân, thật ra lột hay không lột đều được, riêng lột bỏ vỏ thì sữa sẽ có màu đẹp hơn, thơm hơn, sữa không có mùi hăng hăng. Nhưng để vỏ thì nó lại dinh dưỡng hơn, nên các mẹ tùy ý cân nhắc xem các bạn thích kiểu nào nhé.
3.Xay hạnh nhân bằng máy sinh tố ở chế độ xay mạnh nhất: đổ hạnh nhân và 4 chén nước sôi tầm 90 độ C vào, các bạn có thể tăng hoặc giảm lượng nước tùy theo bạn muốn uống sữa đặc hay loãng. Tại sao Lê dùng nước sôi 90 độ C, vì nước sôi 100 độ C dễ làm sữa bị tách nước, vón cục, và làm mẻ sữa không thành công, dẫn đến mẻ sữa không đẹp và không giữ được lâu. Nên dùng nước tầm 90 độ C, đổ vào, nhiệt độ hạ xuống còn 50-70 độ là vừa.
4.Pha trộn ở tốc độ cao nhất trong 2 phút. Chúng ta cố gắng xay hạnh nhân nhuyễn thật nhuyễn càng tốt.
5.Lọc sữa hạnh nhân. Chúng ta dùng túi vải lọc hạnh nhân xay vừa xong,cuối cùng vắt bỏ bã là được sữa. ( bã này nhớ đem trồng cây, đừng đổ đi phí lắm, bã hạnh nhân sẽ khiến đất đầy chất hữu cơ và cây trồng từ đất này phát triển siêu mạnh mẽ, Lê thì trồng hoa vào đó) . Khi được mẻ sữa rồi các bạn có thể uống được.
6.Nêm nếm: bạn có thể nêm nếm theo cách bạn muốn, sữa đặc, đường cát, hoặc đường phèn để có vị thanh. Với trẻ em và người ăn kiêng, người già, tốt nhất nêm bằng mật ong để phòng tránh các bệnh tiểu đường, tim mạch, vì mật ong luôn là thực phẩm tốt cho trẻ em lẫn người già. Nên lời khuyên các bạn nên nêm sữa bằng mật ong tốt hơn, nếu trẻ không thích mật ong thì bạn mới đổi sang sữa đặc ông thọ.
Ghi chú công thức
CÁCH LÀM SỮA HẠNH NHÂN BẰNG MÁY LÀM SỮA
1. Nguyên liệu:
- Hạt hạnh nhân (tươi/rang): 100g
- Nước lọc: 1000ml
- Muối (muối tre/muối hồng): 0.5g
- Đường (thốt nốt/đường phèn): 30-35g
2. Cách làm:
Bước 1: Ngâm hạt
Nếu sử dụng hạnh nhân rang thì không cần ngâm.
Nếu sử dụng hạnh nhân tươi thì ngâm 8-12 giờ trong nước lọc, để bát ngâm hạt trong tủ lạnh để hạt không bị chua. 2-3 tiếng thay nước 1 lần để loại bỏ acid phytic trong vỏ hạt.
Bước 2: tách vỏ hạt
Đối với cả hạnh nhân rang và hạnh nhân tươi thì luộc hạt trong nước sôi khoảng 2-3ph, sau đó vớt ra thì tách vỏ sẽ dễ dàng và nhanh hơn.
Bước 3: Nấu sữa hạt:
Sử dụng máy làm sữa hạt: cho hạnh nhân 1000ml nước lọc + muối vào máy nấu, chọn chế độ Sữa hạt không nấu
Bước 4: lọc sữa
Bước 5: thêm chất tạo ngọt: Lê làm sữa hạt thì không kèm chà là để tạo ngọt, vì chà làm làm sữa mau hỏng và bị kết tủa, nên các bạn dùng đường phèn, hay mật ong, hay sữa đặc đều được, chứ Lê khuyên không dùng chà là nhé.
3. Lưu ý: nên để sữa thật nguội rồi mới bỏ vào chai và trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa hạt dùng tốt nhất trong 2 ngày.