Câu hỏi các bạn hỏi mình nhiều nhất: "Làm thế nào mà bạn có thể xuất khẩu được hạt điều ra nước ngoài?"

HÀNH TRÌNH KHÓ KHĂN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT RA NƯỚC NGOÀI.

Cách đây 3 năm, Công ty mình đã bán hạt điều đến ít nhất trên 150 nước trên thế giới bằng con đường xách tay hàng không và gửi bằng DHL hoặc Fedex (2 công ty vận chuyển hàng không lớn nhất thế giới). Khách hàng của mình đa phần là Việt Kiều về nước, du học sinh,  doanh nghiệp Việt Nam , doanh nghiệp nước ngoài hoặc những khách hàng có nhu cầu mua làm quá biếu.




Description: https://hatdieu.org/storage/images/sBZOrFPwkAflGQXzqhbj8KyZqtrnRfoQkca9fecl.jpeg


Sản phẩm của bên mình nó chất lượng và hương vị tốt thế nào thì các bạn cũng biết rồi đó, rất được lòng người nước ngoài, và họ giới thiệu bạn bè không hề ít (có thể tìm thấy những bài review của những người nói về sản phẩm của mình, mình cũng ngạc nhiên lắm. Nên việc mình nhận được order lẻ chục kg, 20kg đặt trực tiếp từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Pháp. Ý, Canada qua cổng thanh toán Paypal không hề lạ lùng gì, chuyện rất thường.


Hiện tại, HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ đã có mặt tại Haomart, 1 trong những chuỗi siêu thị ở Singaprore, và cũng là sản phẩm bán chạy được yêu thích tại đó. Và mình cũng muốn truyền bá văn hóa Việt tại nước ngoài thông qua các sản phẩm mang đặc trưng của VN mình.


Description: https://hatdieu.org/storage/images/yXmhlrahP95LTOOfjcZWZnDN1LkpP1OTeac8zrF9.jpeg

 

 
                                                                                       Một góc siêu thị Singapore


Ở Đài Loan, Lê cũng thành lập được 1 công ty để phân phối trực tiếp thương hiệu HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ, và tỷ lệ khách hàng mua và quay lại tới 90%. Một ai đã dùng sản phẩm của HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ đều không muốn đổi qua thương hiệu khác vì chất lượng vượt trội hẳn.


Để làm được điều này, Lê đã có 1 quá trình dài kéo dài 5-6 năm cực kì gian nan và nhiêu khê  tìm đủ mọi cách đưa nông sản mang thương hiệu Việt ra nước ngoài.


Làm thế nào mà mình bén duyên đến với ngành xuất khẩu nông sản

 



Cơ bản con đường thoát nghèo vốn là ước mơ của dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn học đại học, vất vả mưu sinh, thì mình cũng như bao người, làm đủ ngành đủ nghề, rồi thất bại ê chề vì những lí do hết sức cơ bản: không kiến thức, không có thế mạnh, không giỏi khôn ngoan, không có vốn, nói chung cái gì cũng không có nên không thể cạnh tranh với người ta , thất bại cũng là điều bình thường.
Có một lần mình thất thểu về nhà, thì mẹ lấy hạt điều cho ăn lúc đang coi Tivi, mình  mới chợt lé ra 1 tia sáng trong suy nghĩ. Gia đình và quê mình có truyền thống làm ngành điều cả chục năm. Mình cũng từ bé lớn lên cùng với cây điều, những kiến thức về ngành điều in tận trong xương trong tủy cả rồi, tại sao không phát triển nông sản quê nhà, đó là thứ mình mạnh, mình có.
Trước kia nông sản của quê mình toàn gia công nhỏ lẻ, bán chợ, bán không thương hiệu, bán cho Trung quốc. Thế mạnh của gia đình mình làm rất ngon, ngon đặc biệt vì có truyền thống trên chục năm rồi, công thức chế biến lâu đời , cộng với mẹo chọn nguyên liệu mà không phải ai cũng biết góp phần tạo nên 1 sản phẩm thành công.
Thế là mình quay về giúp đỡ gia đình, biến nó trở thành 1 sản phẩm tốt thật tốt, truyền bá sản phẩm hạt điều rang của Việt Nam ra nước ngoài bằng tất cả kiến thức mình có.


Những khó khăn ban đầu :



 Nói về nông sản Việt, thực sự đây là con đường vô cùng gập ghềnh, có những lúc tưởng chừng không thể vượt .
Mình khởi nghiệp với số vốn 10 triệu do trả mặt bằng 1 cửa hàng mình thuê để kinh doanh thời trang trước kia nhưng bị thất bại. Đó là tất cả số tiền mình còn sót lại sau đợt phá sản đầu đời, nợ nần ngập ngụa.

Mình biết rõ sản phẩm của mình ngon, nhưng liệu có tốt, có hoàn hảo không thì mình chưa rõ. Mình dùng cái Tâm đặt vào chiến lược kinh doanh. Chỉ cần thành tâm là được . Mình nghĩ về triết lý kinh doanh rất giản, nếu mình cứ tâm huyết, cứ cố gắng , trung thực và sẵn sàng khác phục những khuyến điểm do khách hàng đánh giá và chịu trách nhiệm đến cùng, thế là sẽ được khách hàng sẽ yêu mến.

Mình dùng hết quãng thời gian 5 năm để làm ra sản phẩm hoàn thiện hơn, từ bao bì, khắc phục lỗi kĩ thuật. Hạt điều thường có những vấn đề rất phổ biến như tỷ lệ sâu, hỏng rất cao (nông sản mà), hoặc hạt điều sau mỗi mùa sẽ khác nhau về độ ngon, độ ngọt, khách hàng đã ăn ngon quen rồi, chỉ cần dở đi 1 tí thôi thì họ sẽ không hài lòng, mình cố gắng tìm hiểu hết và khắc phục, mặc dù việc này vô cùng khó và hao tổn chi phí cực nhiều. Thật sự làm ra hạt điều ngon thì dễ nhưng giữ vững chất lượng vô cùng khó, mình dùng hết thời gian đó chỉ để tối ưu các phương pháp cải thiện chất lượng, quản lý công nhân, giảm thiểu tỉ lệ khách hàng phàn nàn càng thấp càng tốt. Mà việc quản lý công nhân cũng không hề dễ dàng chút nào. Nói nưng không khéo làm phật lòng họ là họ nghỉ việc, nên cân đối giữ việc làm sao cho họ hài lòng mà vẫn làm tốt công việc là 1 bài toán vô cùng nan giải. Phải trải qua va vấp, trầy trật suốt mấy năm liền mình mới làm tạm coi là ổn .


Những ngày đầu nghèo khó, làm đủ thứ việc để tiết kiệm tiền cho công ty.


Nhớ những ngày đầu mình còn đi giao hàng vất vả từng điểm, thời điểm lúc đó ngành logistic chưa phát triển như bây giờ, nên tự đi giao hàng là chính , nhìn cái hủ hạt điều đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn. Cũng không có bao bì đẹp đẽ như bây giờ, vậy mà vẫn được khách hàng thích, ủng hộ vào giới thiệu dùm cho mình. Vì họ ăn hạt điều mình làm ra đều khen nức nở về hương vị, sau đó còn giới thiệu dùm mình nữa chứ. Khách hàng hầu như đa phần đều rất yêu quý mình, họ gọi mình suốt ngày bằng cái chữ: LÊ ƠI, LÊ À

Mình coi khách hàng như bạn bè, đã hứa gì với họ nhất quyết phải làm, và nhất định sẽ làm, mình kinh doanh trên sự thành tâm tín cẩn và trung thực, tử tế. Có những cái quá khó, mình không làm được, thì chia sẻ với khách hàng, còn những lỗi sai thì mình sẽ cải thiện và khắc phục, chứ không lấp liếm.
Cơ bản không thể hoàn hảo 100, làm sản xuất thì không thể win win suốt được, mình quan niệm cứ thành tâm cố gắng khắc phục thì khách hàng đều sẽ yêu quý mình hết. Mà mình cũng là người không ngại chia sẻ mọi thứ , dù thành công hay thất bại thì mình đều chia sẻ cả. Đôi khi khách hàng hiểu lại thương hơn.

Lúc mới làm, Vì vốn mỏng, những thứ có thể làm được mình đều tự làm như giao hàng, soạn hàng, đóng gói, bán hàng, chào hàng, chụp hình, làm quảng cáo, đều tự tay mò mẫm đi hỏi khắp . Có lúc đi giao hàng đến khuya hoặc làm việc đến 1-2h sáng  mới xong là chuyện rất thường, hôm sau mình đổ bệnh luôn nhưng vẫn phải làm. Được may là tuổi trẻ, sức lực vẫn dồi dào. Mình không sợ khổ, chỉ sợ nghèo.

Khi khách hàng đông dần, những khó khăn liên tiếp xảy đến.
“Tính mình thích hoàn hảo, khách hàng chê cái gì là mình hì hục hoàn thiện lại cái đó. Phải làm hết tâm hết sức chứ không phải làm láo cho qua chuyện."


Khách hàng đông, mình phải mua thêm nguyên liệu từ các vườn khác để chế biến hạt điều rang, trước đó mình dùng nguyên liệu của vườn điều của mình là chính, nhưng sau đó không đủ nữa rồi. Và vùng nguyên liệu chỉ có 1 vài vùng ngon thôi chứ không phải vùng nào cũng ngon.  Trong suốt quá trình làm, cứ thấy khách hàng không hài lòng như tỷ lệ sâu hạt (nông sản tỷ lệ sâu khủng khiếp lắm) là mình thức đêm thức ngày suy nghĩ cách giải quyết. Có lúc mình phải vào kho, ngồi lựa hàng cùng công nhân để tìm hiểu cách thức. Máy móc thì không có tiền mua, nhưng với mình chất lượng sản phẩm là lý do duy nhất để người ta biết đến nên cố gắng làm thủ công, vừa lâu, vừa tốn kém nhưng cũng không thể làm khác hơn, cái gì cũng cần tiền mà mình không có tiền. Để ra một sản phẩm tốt, mình cố gắng quản lý công nhân thật kĩ, chi tiền tốn kém hơn để được lô hàng tốt nhất cố thể trong khả năng.
Máy móc thì lạc hậu, máy Trung Quốc thì rẻ, tầm 100 triệu đổ xuống nhưng xài hơi tí là hư, mà hư là không thể sửa được, hàng châu Âu thì tiền tỷ, doanh nghiệp lấy đâu ra tiền mua. Hàng Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng của các nước khác, vì máy móc lạc hậu, để làm 1 lô hàng chất lượng cao mà giá bao rẻ là chuyện không tưởng. Bao nhiêu tiền mình làm ra đều đổ vào máy móc cả. Mình là nữ, máy móc là thứ không hiểu biết gì, mua máy gì, loại gì, hiệu gì cũng là một vấn đề nhứt đầu rồi, mua lầm loại máy móc là chuyện thường ngày, và mua về không sử dụng được cũng không lạ lùng gì nữa. Làm nhiều năm trong ngành điều tới giờ vẫn tay trắng, vì bao nhiêu tiền có được đều đổ vào công ty, nuôi dưỡng nó, tận sức để hoàn thiện. Chứ mình làm láo chắc mình giàu dữ lắm. :D
Khách hàng trong nước vô cùng thương mình, vì mình kinh doanh vô cùng tận tâm tận lực với các khách hàng, mình làm việc không phải làm để qua mặt khách hàng, mà làm thật, tuyệt đối không làm láo, ăn không nói có. Nên được các doanh nghiệp trong nước ủng hộ, doanh nghiệp nước ngoài biết nhiều lắm, toàn qua giới thiệu.

Những khó khăn phải đương đầu để xuất khẩu


Làm ra một sản phẩm tốt đã rất khó, phải tốn nhiều năm để hoàn thiện quy trình, tích lũy tiền bạc,  còn đưa đi xuất khẩu càng khó hơn, và xuất khẩu mang thương hiệu của mình càng như lên trời.
Mình nhớ năm đầu tiên, lần đầu tiên mình bán được 1 tấn hạt điều còn giữ được chữ HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ, khoe lên Facebook thì đã nhận 1 cơn mưa gạch nhạo là có 1 tấn cũng khoe. Thật sự để được đưa  1 tấn này ra nước ngoài, là cả 1 quá trình dài đăng đẳng. Không một khách hàng nào chịu mua hàng mang thương hiệu Việt cả.  Khách hàng toàn muốn mang thương hiệu của người ta.

Thời đại 4.0 đưa thế giới gần nhau hơn, việc tìm khách hàng không còn khó khăn như xưa nữa, có rất nhiều kênh lựa chọn để tìm khách hàng như sàn thương mại điện tử Alibaba, quảng cáo Facebook, Google, làm website tiếng nước ngoài, chào hàng trực tiếp. Mình tham gia ngành thương mại điện tử vào những ngày đầu khi ngành này vẫn còn non trẻ, nên vẫn có nhiều cái lợi, nhưng để chốt được 1 đơn xuất khẩu thì còn xa xôi lắm, có hàng tá bước tiếp theo đó.

Cái khó của người muốn xuất khẩu phải kể ra là kiến thức.
Mình luôn mơ mộng ngày nào đó HẠT ĐIỀU NHÀ LÊ sẽ đi ra nước ngoài  làm nên đại sự. Hoặc chí ít một ai đó biết về nó


Những ngày đầu, mình còn không biết xuất khẩu là làm gì, từ đầu từ đâu, hỏi ai, và phải hỏi cái gì. Một vùng tăm tối trong não, mình như đứa trẻ đi lạc trong rừng, mọi thứ đều quá mới mẻ, hoặc như bạn nói chuyện với con mèo mà yêu cầu nó hiểu được ý bạn nói vậy đó, kiến thức cơ bản mình còn không biết. Thế là lò dò đi học XNK , 1 khóa 3 triệu, mình đăng kí 2 khóa, học 2 lần mới hiểu thầy nói gì, vì học 1 lần chưa hiểu mình đăng kí học lạ cho đến khi hiểu ra thì thôi.
Thật ra học XNK và thực hành XNK khác nhau lắm, có nhiều cái ngoài thực tế người ta không dạy cho mình, phải làm, phải sai mới khôn ra được.
Chẳng ai dạy mình xuất hàng phải đem hun trùng pallet, phải quấn seal nguyên cái pallet đó, phải dán các thẻ Shipping mark thế nào cho đúng, chọn thùng carton thế nào cho chắc. Chẳng ai nói gì cả, kể cả công ty dịch vụ xuất nhập khẩu, mình không hỏi, không nói thì họ cũng chẳng làm cho. Khi giao hàng, xảy ra sự cố, đổ công các kiểu, khách hàng mắng, bắt bồi thường các kiểu thì mới khôn ra. Dĩ nhiên mình bị như vậy rồi. Nhưng học để đó thôi, vẫn chưa xuất khẩu được. Có ai mua đâu mà xuất, phải có khách hàng chứ.
Tìm được khách hàng là 1 chuyện, và họ có chịu mua không lại là câu chuyện khác. Khi mình chào ai đó cái gì, người trong nước còn e dè huống chi người nước ngoài.  Trong mắt người nước ngoài, họ rất thận trọng làm việc với người Việt Nam vì họ bị lừa nhiều lần quá nên đâm ra sợ. Mình cũng bị hỏi rất nhiều lần là: mày có phải là giám đốc công ty này không? Không ai tin mình là chủ của 1 cty khá có tiếng ở VN cả , vì mặt mũi còn trẻ quá (họ bảo mình chỉ mới 22 tuổi) , trong khi mình đã ngoài 32.



Cái may của mình là được các bạn VN mua mang ra nước ngoài làm quà biếu nhiều, vì chất lượng quá tốt nên sau đó được truyền miệng khắp nơi, đến 1 ngày đến tay các khách hàng lớn, và họ order số lượng rất lớn từ công ty mình. Nên việc bán lẻ dù bán 1 gói đi chăng nữa cũng rất quan trọng, đó cũng là tiền đề giúp mình có các đơn hàng lớn sau này.

 



Khó khăn thứ 2: tiền



Thời gian đầu, khách hàng của mình đặt hàng lẻ nhiều lắm, từ 1kg đến 40kg gửi đi nước ngoài bằng DHL nhiều như cơm bữa, đi đến hàng trăm quốc gia khác nhau do được khách hàng truyền miệng nhau giới thiệu.

Nhưng đó không phải là điều mình mong muốn, vì khả năng chốt order gặp nhiều trở ngại , trong đó có việc tiền phí vận chuyển không hề rẻ rúng gì. Ví dụ mình vận chuyển 10kg đi Mỹ thì tiền phí vận chuyển nằm ở 150 đô la. Tính ra 10 đô la 1 kg, trong khi tiền hàng còn ít hơn tiền vận chuyển, nên nhiều khi khách hàng cân nhắc rất nhiều. Chỉ có những khách vô cùng thần tượng sản phẩm của mình, kiểu quá yêu thích mới bao nhiêu tiền cũng chơi. Nhưng mà lượng khách tiếc tiền lúc nào cũng đông hơn lượng khách không tiếc tiền, thật tế mà. Ở đâu cũng như vậy dù là đất nước giàu có đi chăng nữa. Đó là lý do 10 khách liên hệ thì chỉ chốt được 2 đơn là giỏi lắm rồi.

Còn việc gửi hàng bán sỉ ở nước ngoài, gửi bằng hàng không để cho các Đại Lý bán sỉ còn nhiêu khê hơn, hàng đi hàng không cước rất trên trời, nên dù sản phẩm của mình rất có tiếng lan ra tận nước ngoài thì họ cũng không thể nào bán nổi, vì cộng thêm cước vào thì giá đã lên tới mây xanh rồi, không cạnh tranh được ở nước họ.  Ví dụ cước gửi thực phẩm đi Đài Loan thường dao động ở mức 150-180.000 vnd 1 kg. Cước vậy thì đại lý chỉ có cách ăn cháo, lãi lỗ gì tầm này nữa. 

Nhưng nếu những khách nhỏ lẻ, không sở hữu công ty hoặc không am hiểu thủ tục xuất nhập khẩu, thì không thể nào mua hàng chính ngạch được ( chính ngạch ở đây là hàng đi bằng tàu, số lượng từ 5-10 tấn trở lên, thủ tục thông quan phức tạp hơn), chưa kể họ không có vốn mua hàng số lượng lớn, hoặc không khả năng bán số lượng hàng cả 1 container.  Thỉnh thoảng vẫn có đại lý hỏi mua kiểu này, nhưng hàng có rất ngon thế nào, mà bán không lãi họ cũng bỏ cuộc, thật tế mà.

Thấy cách này không được mình nghĩ thôi chờ đợi hoặc tìm khách hàng mua đơn hàng 1 cont. Cuối cùng khách hàng hỏi mua hàng cont càng lúc càng nhiều, nhưng đa số đều thất bại,  thất bại ngay bước thanh toán. Thất bại nhiều tới mức mình thấy nản vô cùng. Hầu như tất cả các khách hàng đều muốn mua hàng xá mang thương hiệu của họ.. Họ rất thích sản phẩm của mình nhưng để kí được hợp đồng vô cùng khó.


Tới đây, mình vẫn duy trì công việc như vậy đợi chờ khách hàng có thể mua được 1 container hàng, để đi hàng chính ngạch. Nhưng khi nhận được những email, tin nhắn, cuộc gọi này rất nhiều, nhưng rất khó để chốt deal vì những lý do sau đây:


 


Tới đây, mình vẫn duy trì công việc như vậy đợi chờ khách hàng có thể mua được 1 container hàng, để đi hàng chính ngạch. Nhưng khi nhận được những email, tin nhắn, cuộc gọi này rất nhiều, nhưng rất khó để chốt deal vì những lý do sau đây:


Số lượng hàng quá lớn: bên mình không khả năng sản xuất, ví dụ họ đặt 1 lần cả 100 cont trong thời hạn 1 tháng, quy mô như vậy mình không tài nào nhận nổi. Gía trị 100 cont đó tầm 200 tỷ, ai dám nhận, có nhận cũng không lường được rủi ro. Lỡ lô hàng sơ suất, họ trả lại hàng thì có nước nhảy sông tự tử, vì 1 lượng lớn tiền như vậy xoay đâu mà trả ngân hàng, tiền đâu mà mua hàng. Chứ Vốn mình có đâu mà làm, bạn cũng cần tiền mua nguyên vật liệu, rõ ràng 200 tỷ là tốt nhất là nên quên đi thật.


Điều đặc biệt hầu như 99% khách hàng đều không muốn thanh toán trước hay đặc cọc, họ muốn trả qua LC (ngân hàng đứng ra bảo lãnh), có nghĩa là nhà sản xuất phải có vốn vài trăm tỷ nếu muốn lấy được hợp đồng, mà nếu có lấy được hợp đồng thì rủi ro cũng vô cùng cao.


Thanh toán:  Bên mình do ít vốn, nên thường yêu cầu khách hàng phải đạt mức 70% trở lên hoặc bèo lắm 50% thanh toán cho giá trị đơn hàng, nhưng thường mình yêu cầu trả trước 100% mình mới làm. Vì việc thanh toán trả sau rất phức tạp, và rất nhiều rủi ro với người bán, thủ tục ngân hàng để nhận tiền cũng vô cùng nhiêu khê và lâu lắm , thường 40 ngày sau giao hàng, ngân hàng mới giải ngân cho,  mà chúng ta cần tiền để mua vật liệu, nên hầu như phải yêu cầu 100%. Nhưng kinh doanh làm gì có chuyện khách hàng đồng ý thanh toán 100% ngay lần đầu, họ không bao giờ chịu, và dĩ nhiên mình cũng không bao giờ chịu, nếu mình chịu thì khác gì tra dây vào cổ đợi người giựt thôi, và khách hàng càng không chịu là điều dễ hiểu. Huống chi việt Nam không phải là quốc gia tiếng tăm tốt đẹp gì mấy trong quan hệ quốc tế, làm việc với người nước ngoài nhiều, mình mới hiểu ra rằng trong mắt họ, đây là quốc gia lừa lọc nhiều vô số kể, ai dám làm ăn kiểu đưa tiền trước. Nên hầu như 99,99% giao dịch thất bại thảm hại tới bước này.

 
Yêu cầu về kĩ thuật quá cao, mà đơn hàng ép giá quá thấp. Thật sự deal hàng xuất khẩu vô cùng chua chát . Nhìn cái list dài thòng lòng họ yêu cầu mà đổ mồ hôi hột. List đó có khi dài tới 50 yêu cầu, có những yêu cầu làm bằng niềm tin.  Mình sẽ nói những ví dụ rất đơn giản sau đây

Ví dụ khách hàng yêu cầu là hạt điều rang củi phải có màu giống  nhau giữa các hạt. Nói thiệt, hạt điều rang bằng củi mà đòi màu phải giống nhau thì như đi hái sao trên trời vậy. Trừ khi rang bằng điện, mà bằng điện thì hương vị dở chưa từng thấy. Đã rang thủ công thì không có cách nào giống màu 100% được. Nhưng khách hàng luôn bắt bớ những điểm này, đó là một trong những khó khăn nhà xuất khẩu phải đối mặt.


Hàng đôi khi họ mua 1-2 tấn, nhưng đòi thùng hàng khi nhận không được móp, không được méo, không được dính bất kì cái gì lên thùng , nếu không mình phải đền 100% giá trị lô hàng. Đây là 1 điều khoản vô cùng bất hợp lý mà mình từng gặp và tiếp xúc. Vì hàng chuyển đi thuộc về trách nhiệm của hãng vận chuyển, hãng tàu, và ít nhất có 6 bên tham gia cho việc vận chuyển quốc tế, bên mình không hề phụ trách, làm sao bên mình có thể cam kết điều này, thậm chí bảo hiểm còn không chịu cam kết chứ đừng nói người bán. Nhưng họ bắt buộc đòi như vậy. 

Các hạt có kích cỡ bằng nhau tới 90%, không thôi thì hoàn tiền 100% và bồi thường thiệt hại. Đây cũng là 1 khoản bên mình rất khó đáp ứng, đã là nông sản, cái chuyện giống tới 70-80% thì được, chứ 90% thì phải tăng tiền, tăng giá bán, nhưng một khi tăng giá bán thì người mua không bao giờ chấp nhận. Họ luôn đòi giá rẻ nhất. Nên khả năng không thể chốt deal được ở khâu này.

Chưa kể có những đơn hàng đóng gói kiểu như 50gr 1 túi, loại túi như đậu bán ngoài tạp hóa vậy, mà 1 cái máy như vậy từ 12-20 ngàn đô chỉ để đóng gói (máy Trung Quốc), nếu trường hợp làm ăn với họ lâu dài thì không nói, làm được 1 đơn rồi kết thúc thì cái máy đó chỉ có vứt xó. Đây là những rủi ro, thách thức mà bạn phải đối mặt . Tiền ít, vốn mỏng, nên có nhiều cái rất nhiêu khê. Đối với 1 công ty nhỏ, chốt được 1 đơn hàng không thương hiệu đã khó, chốt được 1 đơn hàng mang thương hiệu Việt Nam đi ra nước ngoài càng khó ăn hơn.

Đó là 1 trong 1000 thứ khách hàng đặt ra, mà trong khi năng lực công ty, năng lực máy móc của Việt Nam vô cùng hạn chế, để đáp ứng được các đơn hàng này khiến mình vô cùng nản lòng, vốn nhà nước thì khó tiếp cận, mà tự huy động vốn càng khó khăn hơn. Nhiều bạn cứ hỏi sao không chịu mua máy này máy kia mà làm. Những câu hỏi này làm mình đôi lúc mình chán nản. Các bạn nghĩ đi, máy móc luôn cần 2 thứ: 1 là tiền, 2 là người vận hành. Mà máy của Châu Âu thì vài trăm triệu tới vài tỷ 1 cái, máy Trung Quốc thì tầm 10 ngàn đô, mà hư lên hư xuống, cứ 1 năm là hư 1 vài lần. Mà một nhà máy thì cả trăm loại máy, tiền nào mà chịu nổi. Đơn hàng thì không có, mà máy thì đắt. 





Phát sinh quá nhiều. Gần đây mình có nhận 1 đơn hàng xuất khẩu, để deal được đơn này mình tốn nửa năm để deal. Người ta cũng đồng ý thanh toán 100% trước (vì trước kia họ ăn thử sản phẩm của mình ở nước ngoài rồi). Nhưng lô đó mình gửi đi có vấn đề xảy ra rất lớn, đó là toàn bộ hủ đều bị méo. Lô hàng đó mình mua hủ từ công ty uy tín nhất nhì VN, hủ của họ gặp vấn đề và toàn bộ lô hàng mình lỗ trên dưới vài ngàn đô. Công ty mình mua là 1 trong những công ty đi đầu về ngành nhựa rồi mà còn gặp sự cố, thì bên mình hầu như hết sự lựa chọn. Hủ của họ đều bị bóp méo khi thả túi oxy vào để chống ẩm cho sản phẩm, mà do hủ quá yếu nên không chịu nổi lực khí oxy hoạt động bên trong. Chưa kể trong quá trình giao mẫu, thử mẫu, abc mình không nhớ hết, chỉ riêng khoảng đó bên mình thất thoát gần 1000 đô, trong khi lô đó lãi chưa tới 20 triệu nữa. ( vì giá bị ép đến mức thấp nhất) Có nghĩa là lỗ, nhưng đôi khi nghĩ đến thôi cứ làm lấy kinh nghiệm cho lô sau, nhưng trượt dài trong lỗ. Thật ra có thời điểm, kinh nghiệm làm hàng xuất mình không có, nên gắng đeo đuổi 1 phần vì ước mơ xuất khẩu hàng Việt, 2 là lấy kinh nghiệm để trưởng thành hơn, nhưng nhiều lúc trả giá bằng tiền hơi nhiều.

Để deal được 1 đơn hàng đã khó, tới bước thanh toán càng khó hơn, và tới lúc làm càng khó gấp bội. Công ty quy nhỏ như Việt Nam, máy móc lạc hậu, giá cả cao hơn giá sàn thế giới, thật sự được bước chân ra nước ngoài không hề đơn giản, chưa kể kiếm lãi. Nên phần lớn xuất khẩu tập trung đi TRung Quốc và phần lớn đi tiểu ngạch thật sự không có gì khó hiểu cả.

Vì thị trường Trung Quốc chỉ đòi hỏi 1 thứ duy nhất, giá càng rẻ càng tốt, còn chất lượng lùi lại phía sau cũng được.


Mãi cứ vòng lẩn quẩn như vậy, mình cũng chán ngấy việc này, cũng muốn bỏ việc xuất khẩu. Hoặc có ý định xuất thẳng, bán thẳng ( có nghĩa là tự mình xuất khẩu đi, rồi tự nhập vào nước đến, tự bán lẻ ra ngoài, không thông qua 1 công ty nhập khẩu nào ở nước ngoài hết), vì việc đó còn khó hơn, nó liên quan tới pháp lý ở nước ngoài, khác ngôn ngữ, giấy tờ, thế nào chạy quảng cáo bán ở nước ngoài , tất cả đều là vấn đề cần phải giải quyết.

Việc thành lập 1 công ty ở nước ngoài không hề dễ ( còn việc hợp tác với 1 công ty nước ngoài thì khá rủi ro, vì họ luôn đòi , luôn muốn thấy lợi nhuận liền mới chịu hợp tác, riêng chỗ này thôi mình đã có 1 list chuyện dài kì nói tới sang năm cũng không hết, đủ thứ chuyện lùm xùm, nói chung mình thứ khá nhiều kiểu rồi.


Cuối cùng mãi đến năm 2019, mình gần như muốn bỏ ý định xuất khẩu chính ngạch, vì chẳng có lợi nhuận gì mà toàn thấy tiền ra như nước. Nhưng Vận may cũng đến, một người khách hàng cũ của mình người Singapore đồng ý với mình cùng hợp tác thành lập 2 công ty ở 2 quốc gia: Đài Loan và Singapore , thành lập 2 chi nhánh ở đó để Việt Nam xuất hàng sang, xé công ra bán lẻ  . Tất cả việc đó đều có đối tác lo pháp lý cả.

Chuyến đầu tiên mình lỗ tầm 7000 đô Mỹ, lý do rất thường tình là mình không điều tra được giá bán chính xác của thị trường, tự định 1 cái giá bán đại. Nhưng khi hàng sang, tổng tiền thuế (thuế tới 30% tổng giá trị lô hàng, cao chót vót), tiền tàu, tiền kho bãi, tiền vận chuyển, tiền phát sinh cho các rủi ro phát sinh như quảng cáo, kẹt tàu, lỡ dịp tết, tiền hàng bán ra còn thấp hơn tiền vốn. Dĩ nhiên 7000 đô của mình ra đi cái rụp.

À, còn chưa kể cái nhãn phụ nhé, nhìn cái nhãn phụ nhỏ bé có mấy chữ như vậy, mà mình sửa đi sửa lại trên dưới 20 lần, in 40.000 tem rồi bảo hư có dấu chấm cũng phải quăng hết 40.000 cái, chưa kể phải gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm công thức, thành phần, rồi in lên giấy, kiểu chữ thế nào, font thế nào cho đúng của nước đó, đổi tới đổi lui có lúc mình nổi điên muốn nắm áo ai đó táng cho mấy cái đỡ bực. In rồi, dán lên sản phẩm, lại bị gọi sửa tiếp, tháo ra, dán thì nhanh chứ tháo là đúng thấy mẹ nội luôn. Bao nhiêu tiền của, công sức chỉ vì 1 cái....nhãn phụ.  ( Đó mới là 1 bước trong 1000 bước cần phải làm trong suốt phần hậu kì nhá)

Nhưng cái may là hàng bán hết rất nhanh, đúng như dự đoán của mình, và tín hiệu phản hồi của thị trường vô cùng tốt, họ yêu quý sản phẩm của mình và dành cho những lời khen có cánh, tỷ lệ mua lại rất cao. Nên chuyến thứ 2 rút kinh nghiệm chuyến thứ nhất đã có lãi. 

Các bạn biết không, mỗi sản phẩm hạt điều rang muối xuất kho, mình đặt bao nhiêu công sức, tâm huyết gắn bó với nó để tạo ra sản phẩm tốt để tự hào giới thiệu với thế giới nó ngon thế nào, tốt thế nào, và phải cố gắng ra sao mới tạo ra được  . Có lẽ vì quá yêu sản phẩm nên mình cũng không màn các chuyện khác.

Hiện tại đã là chuyến thứ N rồi. Tất cả đều do công ty mình tự sản xuất, tự xuất đi, tự bán, tự thu tiền, đỡ phải deal 1 đơn hàng cả nửa năm chưa xong, mà có nguy cơ bị trả đơn về, bị trả 1 cont về chỉ vì 1 lý do bé xíu xíu thôi chắc chỉ có nước ăn cám sống qua ngày.

 


(lô hàng năm 2020, mình vừa gửi chính ngạch cách đây 2 ngày, tuy mùa dịch nhưng hàng mình vẫn bán được)



Thật ra vốn ban đầu không hề ít, cũng tầm 1,5 tỷ tiền vốn ( cho 1 chi nhánh), nhưng thành công cho việc bán ở nước ngoài hay không mình không hề dám chắc. Nhưng mình cứ liều. Nhưng vận may của mình đến thật. Việc chạy quảng cáo bán hàng ở Đài Loan hiệu quả hơn mình tưởng. Tới bước này mình có thể thở phào nhẹ nhõm ( à quên trong năm đó, công ty mình lỗ 1 tỷ đồng cho các hoạt động thương mại và đầu tư, chưa kể đến 1 lô hàng 230 triệu kẹt ở Malaysia do chậm tàu, và kế đó đợt virus năm 2020 làm cho hàng bị đóng băng tại chi nhánh không nhúc nhích được tới giờ, năm 2019 là năm mình kiếm tiền rất khá và cũng 1 lượng tiền lớn đội nón ra đi vì những rủi ro không lường trước, công ty mình cũng đứng trước 1 thế khó khăn tài chính bao bận. Nhưng lúc nào trong cái rủi có cái may, phía đối tác của mình lại là người quá tuyệt vời, họ không những cung ứng 1 phần tiền bạc cho công ty mình, mà còn kiên nhẫn hỗ trợ không lời phàn nàn gì, đó là 1 may mắn cả đời khó kiếm.)

Hiện tại, thị trường Đài Loan đã bắt đầu ổn định, có nghĩa là đã có lợi nhuận, thị trường Singapore bắt đầu khởi sắc. Malaysia thì còn phải đợi. Thị trường Việt Nam thì công ty mình vẫn đang làm rất tốt cho HCM và Hà Nội, nguồn thu chính vẫn ở hai khu vực này. Nên đôi khi mình muốn khuyên các bạn, muốn tiến quân ra nước ngoài thì làm chắc trước trong nước đã, rồi hãy nghĩ đến đi nước ngoài. Vì chi phí cho thị trường nước ngoài luôn là tiền tỷ, và những năm đầu sẽ không có lãi liền được vì còn phải chi cho công tác hậu cần. 

Mình thì sau 1 năm te tua, chịu trận mới có ngày hái được ít quả ngọt.

Còn tại sao mình được thần may mắn gõ cữa, thì nó liên quan đến tính cách của mình, và độ giữ lời hứa, cái đó mình không nói dài dài trong bài này. Nếu ăn ở không tốt, thì cũng không thể có ngày hôm nay, thật sự nó là như vậy

Năm 2020 là một năm khá là may mắn với mình, chi nhánh Singapore phát triển rất tốt mà không tốn tiền cho quảng cáo.
Và sản phẩm được vào siêu thị Haomart, 1 trong những chuỗi siêu thị và cửa hàng có tiếng tại Singapore. Ban đầu lập chi nhánh công ty ở đây, mình chưa từng nghĩ sẽ phát triển tốt như vậy, vì có quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạt điều tại đó, mình sợ cạnh tranh không lại. Nhưng do sản phẩm mình vốn đã ngon, được nhiều doanh nghiệp mua làm quà tặng và cũng có chút tiếng lành tại Việt Nam, nên được đón nhất rất nhiều tại Sing, một phần nữa cũng qua giới thiệu truyền miệng từ khách cũ.

 
 


                                                                            (một chuyến đi tham quan công ty của một ông trùm thực phẩm ở Đài Loan



 

Cách tìm khách hàng ở nước ngoài có thể thử:

Kênh Facebook . Facebook giờ quá phổ biến ở nước ngoài, các bạn có thể quảng cáo tìm khách cũng không phải khó. Hiện tại mình cũng đang bán hàng ở nước ngoài bằng Facebook, Shopee . Các bạn chào sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu công ty qua kênh này cũng khá hiệu quả. 


 



(1 gian hàng mình đang bán bên Singapore, bán lẻ là 1 cách giới thiệu hàng nhanh nhất mà hiệu quả nhất, nên là nhà sản xuất mình vẫn kiên trì bán lẻ, dù 1 gói vẫn bán. Khách hàng của mình càng lúc càng đông, vì tỷ lệ khách mua lại rất cao.

 


Kênh alibaba. Đây là kênh sỉ lớn của thế giới, điều hành bởi Trung Quốc. Bạn đăng công ty bạn lên đây là có khả năng tiếp cận nhiều đối tác mua sỉ rất cao. Còn nếu đóng phí 1 năm tầm 60 triệu thì càng tốt, nhưng hiệu quả tới đâu thì mình không rõ, mình không dùng kênh này, nghe nhiều người dùng bảo hiệu quả lắm.


Website tiếng Anh. Mình tìm khách hàng bằng kênh này là chủ yếu. Dù tiếng Anh sai be bét cũng không sao. Vì tiếng Anh của mỗi nước khác nhau, be bét nhưng ít ra còn hiểu. Nếu làm seo được thì cứ làm seo, nhưng 1 trang web tiếng Anh là cần thiết để khách hàng truy vấn thông tin. Lúc trước, mình tìm được đối tác của mình cũng nhờ Website, hai bên tìm hiểu nhau rồi trở thành bạn, thành đối tác đến bây giờ, nên 1 website thực sự không thể thiếu. 

Nói cho ngay tiếng Anh của mình thuộc loại siêu bèo , nhưng với người nước ngoài mà nói, ngôn ngữ nói là để hiểu, chứ không phải để phân cao thấp, giỏi dở khi nói 1 thứ ngôn ngữ khác, không thuộc về tiếng mẹ đẻ. Khả năng của mình là nói khiến người khác có thể hiểu, chứ không phải nói để so thằng nào giống bản địa hơn, bản địa còn tùy thuộc bản địa nào nữa. Nên với mình , nói tiếng Anh không biết ngại, cứ nói thôi, sai thì sửa rồi dần dần từ một người không nói được câu nào thì cũng thành nói tốt.


Hội chợ thương mại: các hội chợ này người nói hiệu quả, người nói không (đang nói hội chợ quốc tế, giao thương quốc tế nha, không nói hội chợ trong nước ). Các bạn gõ triễn lãm SECC trên google là thấy được thông tin tổ chức tham gia chương trình của nhà nước. Đây là trung tâm triễn lãm lớn nhất nước, cũng là úy tín và đắt nhất, tiền nào của nấy mà. Hình như 3 ngày là 70tr cho công ty nước ngoài, còn 45tr cho công ty trong nước , cũng tùy giá thành từng gian đẹp hay xấu. Nhưng riêng đánh giá của mình với kinh phí đó bạn tham gia gian hàng online của alibaba vẫn đáng tiền hơn. Chỉ công ty nào giàu quá, tiền không bỏ đâu cho hết thì tham gia thì được.


Mình là một con người rất hay mạo hiểm, và không màn đến thiệt hơn, được mất. Cũng kinh doanh không tính toán quá nhiều, nhắm được thì làm, chứ không quá đong đếm như bao người , nên 1 khi được cũng được rất nhiều, mất cũng banh chành. Sống tới chừng này tuổi, mình cũng không quá nghĩ ngợi mấy điều này nữa. Vì mình là xuất thân nhà không có điều kiện , nên thứ gì làm được thì cứ thử, không có điều kiện thì kiếm cách khác.

 


Tuy nhiên, mình tự hào mình lại được lòng đối tác. Được lòng người đó là thứ mình lãi nhất trong suốt 33 năm sống trên đời. Tới nay, mình chưa từng thổ thẹn bất cứ điều gì về triết lý kinh doanh. Giữ lời hứa đó là thứ mình vẫn sống chết giữ lấy. Trừ khi lực bất tòng tâm, hoặc bất khả kháng thì chịu rồi.

Việt Nam mình vẫn là quốc gia nổi danh lừa đảo, nói dóc số 1 trong mắt người nước ngoài ( dĩ nhiên không phải mình nói, mà các khách hàng của mình đều nói như vậy, nên giao dịch với người VN, họ vô cùng cẩn thận và sợ bị lừa).  Đối tác mình cũng từng rất hãi người Việt Nam, cũng từng gieo vô vàng nghi kị, đến mãi lúc hợp tác với mình mới đỡ chút chút vì mình tốn mấy năm trời để thay đổi suy nghĩ của họ về người Việt, vì không phải ai cũng như vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp rất tử tế.


Nên là người người Việt Nam cũng áp lực khi ra nước ngoài cạnh tranh với người khác lắm, nên làm nghề này, nghề XNK, không có tiền, không có may mắn, không có cái lì, thì khó lòng tồn tại.

 

chứng nhận FDA tại Đài Loan

 

 


 
Facebook:
Facebook cá nhân: https://www.facebook.com/lethuyvn
Website: https://hatdieu.org/phan-phoi-si/ 
Mua lẻ hạt điều: https://hatdieu.org/hat-dieu-nguyen-hat-con-vo-lua/

 

Sản phẩm

696,000 đ
646,000 đ